Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >La liga >Hai “bóng hồng” xuất sắc nhất Trường ĐH Xây dựng_lich ngoai hang anh

Hai “bóng hồng” xuất sắc nhất Trường ĐH Xây dựng_lich ngoai hang anh

2025-01-11 15:55:04 Nguồn:FabetTác Giả:Ngoại Hạng Anh View:609lượt xem

Có bố là một kỹ sư xây dựng,ónghồngxuấtsắcnhấtTrườngĐHXâydựlich ngoai hang anh Vũ Thị Hồng Nhung (sinh năm 1997, quê Thái Nguyên) tự cảm thấy mình có phần may mắn vì ngay từ nhỏ đã được nghe bố kể nhiều về các công trình nhà cao tầng hay những tòa cao ốc lớn.

Ước mơ về việc đi đến đâu cũng thấy dấu ấn của mình đã thôi thúc Nhung quyết tâm phải thi vào Trường ĐH Xây dựng.

Mùa tuyển sinh năm 2015, cựu học sinh chuyên Lý - Trường THPT Chuyên Thái Nguyên trúng tuyển vào ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông, khoa Xây dựng cầu đường. Đây cũng là nguyện vọng duy nhất Nhung đăng ký xét tuyển.

“Vất vả ra sao nếu học ngành này, có lẽ bố là người thấu hiểu hơn ai hết. Nhưng bố mẹ vẫn tôn trọng quyết định của em”, Nhung nói.

{keywords}

Vũ Thị Hồng Nhung, sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông, khoa Xây dựng cầu đường

Đông con trai – đó là ấn tượng đầu tiên của Nhung trong ngày đầu đến trường nhập học. Tại lớp Cầu đường tài năng chỉ có duy nhất 2 bạn nữ. 

“Các bạn nam có thể tới lớp chỉ với một quyển vở, nhưng hễ có câu hỏi gì, các bạn đều tư duy rất nhanh và trả lời ngay tức thì. Trong một môi trường như thế, em thấy mình cũng học được nhiều điều thú vị”.

Nhung cũng cho rằng nếu con trai có một tư duy rõ ràng, mạch lạc thì con gái có ưu thế hơn về sự kiên trì. Vì thế, vào năm thứ nhất, khi các bạn nam còn đang chểnh mảng vì cho rằng “các môn cơ sở không có gì”, Nhung lại coi đây là “đòn bẩy” cho điểm tích lũy học tập của mình.

Đến các môn chuyên ngành, đặc thù của khối kỹ thuật phải gắn liền với sơ đồ kết cấu hay những bản vẽ với nhiều chi tiết và các thông số mà theo Nhung, “đôi khi đang lười, nhìn vào càng thấy lười hơn”. Do vậy, kiên trì từ những việc nhỏ nhất lúc này rất quan trọng.

Cũng không ít lần đi “thông” đồ án, nữ sinh bị thầy giáo gạch chi chít trong các bản vẽ. Lần đầu phải làm lại toàn bộ dù đã rất đầu tư thời gian, Nhung cảm thấy chán nản. Nhưng lâu dần, nữ sinh coi đó là một cơ hội để mình được sửa sai.

{keywords}

Cũng không ít lần đi “thông” đồ án, nữ sinh bị thầy giáo gạch chi chít trong các bản vẽ.

Năm thứ 2 đại học, Nhung có điểm tích lũy cao nhất toàn trường và được nhận giải thưởng CSC dành cho sinh viên xuất sắc nhất năm học.

Bên cạnh đó, nữ sinh cũng tham gia Cuộc thi Olympic Cơ học toàn quốc ở môn Cơ học kỹ thuật và môn Thủy lực và giành giải Nhì.

“Em được làm những điều mình chưa từng được thử trước đó. Em từng tham gia cuộc thi “Sáng tạo xây dựng” tại trường Kiến trúc. Chúng em phải làm một mô hình cây cầu bằng tre và thi xem cây cầu của đội nào nhẹ nhất nhưng có sức chịu tải lớn nhất. Kết quả, nhóm chúng em đã hoàn thành cây cầu chỉ nặng 2 lạng nhưng có thể chịu tải tới 36kg” - Nhung kể về kỉ niệm đáng nhớ của mình.

Sau 5 năm học, Nhung đạt số điểm 3.79/4.0 và trở thành thủ khoa đầu ra toàn trường.

Thủ khoa cũng… “lụt” đồ án

Lê Hải Yến là thủ khoa xuất sắc thứ hai của Trường ĐH Xây Dựng. Cô gái đến từ Chương Mỹ (Hà Nội) đứng đầu Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng với điểm tốt nghiệp 3.72/4.0.

Yến từng ước mơ thi vào Học viện An ninh, nhưng cuối cùng lại quyết định “rẽ ngang” sang Trường ĐH Xây dựng.

“Một ngôi trường về kỹ thuật có lẽ phù hợp với em hơn”, Yến nói.

{keywords}

Lê Hải Yến, sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng

Từ năm thứ 2, Yến đã bắt đầu tham gia câu lạc bộ X50. Đây là một câu lạc bộ học thuật của Trường ĐH Xây dựng nhằm giúp đỡ sinh viên trong việc ôn tập, làm đồ án hay nghiên cứu khoa học.

Với thành tích học tập tốt, cuối năm thứ hai, Yến đã được trực tiếp đứng lớp và hướng dẫn cho hơn 100 sinh viên của trường ôn thi cuối kỳ.

Điều này khiến cho nữ sinh cảm thấy hứng thú: “Em nghĩ rằng cốt lõi của việc học là lan tỏa giá trị tri thức thay vì giữ cho riêng mình. Khi được trao cơ hội, em sẵn sàng truyền tải những giá trị ấy tới mọi người”.

Đến năm thứ 3, Yến đạt 3.93/4.0 và trở thành sinh viên có điểm tổng kết cao nhất trường.

{keywords}

Yến đạt điểm tốt nghiệp 3.72/4.0.

Là lớp trưởng, thường xuyên tổng hợp kiến thức giúp các bạn trong lớp ôn thi cuối kỳ, “giật giải” trong các cuộc thi Olympic Cơ học toàn quốc hay Sinh viên giỏi của trường…, nhưng Yến cho biết bản thân cũng không ít lần bị “lụt” đồ án.

“Dân kỹ thuật phải trải qua nỗi ám ảnh là đồ án. Mỗi kỳ, sinh viên Xây dựng có khoảng 2 đồ án. Việc phải vượt qua các "cửa ải" này khá vất vả, thậm chí thức đêm hôm.

Nhiều người cho rằng, con gái khi học Xây dựng sẽ rất vất vả vì phải ra công trường nhiều, nhưng cả Nhung và Yến đều cho rằng, hoc ngành Xây dựng cũng có rất nhiều lựa chọn.

“Con gái học xây dựng có thể đi theo hướng thiết kế sẽ đỡ vất vả hơn hướng đi thi công”.

Hiện tại, Yến đang làm việc tại Viện Quản lý Đầu tư Xây dựng của Trường ĐH Xây dựng trong vai trò của một nhà thầu tư vấn. Bên cạnh đó, cô cũng tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học cùng giảng viên trong trường.

Còn Nhung lại chọn hướng đi khác với hy vọng trở thành giảng viên đại học.

“Mặc dù em sẽ không trực tiếp tham gia tạo ra những công trình, nhưng em mong bản thân có thể hoàn thành những nghiên cứu để phát triển ngành Xây dựng của Việt Nam”, Hồng Nhung chia sẻ.

Thúy Nga

Nữ thủ khoa xinh đẹp, ‘không chịu đứng yên’ của trường Mỏ

Nữ thủ khoa xinh đẹp, ‘không chịu đứng yên’ của trường Mỏ

Nỗ lực giành học bổng với hi vọng trang trải học phí và đỡ gánh nặng cho mẹ, kết thúc 5 năm học tại Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Ánh được vinh danh thủ khoa toàn khóa với số điểm 3,72/4.

Tác Giả:Thể thao
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái