-Vài ngày nay,êndanhsáchtốchấtcơbảncủangườiViệbảng xếp hạng ogc nice gặp rc lens trên các trang mạng xã hội chia sẻ nhiều một bản danh sách liệt kê “10 tố chất cơ bản của người Việt”. Theo nguồn ghi trên văn bản này, thì đây là kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ (American Institute of Social Research).
Từ chuyện Nhật tố thói xấu Việt, xem lại "Tự phán"
Ai lên danh sách?
Thử tìm trên mạng, không thấy có website hay thông tin nào về Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ. Kết quả tìm kiếm chỉ ra trang web của Viện Nghiên cứu Mỹ http://www.air.org. Ngoài ra, còn có Viện Nghiên cứu xã hội của ĐH Michigan.
Vào trong website của Viện Nghiên cứu Mỹ, tìm với từ khóa “Vietnamese” cũng không ra kết quả gì.
Theo suy đoán chủ quan của một giảng viên tiếng Anh, bản danh sách này do người Việt hoặc có yếu tố Việt viết ra, vì văn phong bản tiếng Anh của danh sách này “không được Mỹ lắm”.
Tìm hiểu tới các nguồn thông tin chính thức, phản hồi từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết những thông tin kiểu này khó kiểm chứng, không xác nhận về tính xác thực của thông tin, cũng như sự tồn tại của một viện có tên như vậy. Bởi vì ở Hoa Kỳ, các cơ quan nhà nước chỉ đề ra luật, nguyên tắc, quy định. Họ không thành lập và quản lý theo danh sách các viện như của VN. Kể cả gọi sang Bộ Giáo dục Mỹ cũng không xác định được. Ngay cả các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cũng là các đơn vị độc lập, không chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước nào.
“Bản danh sách” này thực tế đã tồn tại hơn 10 năm nay, thậm chí có ý kiến cho rằng là có thể do ai đó bịa ra… cho vui.
Người ngoài nhìn người Việt
Mặc dù là “hàng cũ”, nhưng khi được các facebooker “khai quật” lại, bản danh sách trên vẫn được lan ra với một tốc độ chóng mặt.
Những nhận xét của người nước ngoài về tố chất, và đặc biệt là thói xấu của người Việt, luôn nhận được sự quan tâm của chính người Việt Nam.
|
Hình ảnh vụ "hôi bia" đình đám tại Biên Hòa cách đây hơn một năm |
Trong bài viết "Tổng thuật thói hư tật xấu của người Việt"đăng trên Tạp chí Nghiên Cứu và Phát Triển,số 3-4 (110-111).2014, tác giả Trần Văn Chánh cho biết: Theo ghi nhận khá rời rạc của một số nhà truyền giáo tiên phong tiếp xúc với xã hội Việt Nam, như Christoforo Borri (1583-1632), Alexandre De Rhodes (1591-1660)…, thì đặc điểm xấu chung phổ biến của người Việt thời kỳ này là thói mê tín dị đoan, ưa tin vào phép thuật của các thầy phù thủy… Baldinotti ghi vắn tắt về con người Việt Nam khi ông tới Đàng Ngoài năm 1626 như sau: “Về diện mạo thì họ khá cao ráo, vạm vỡ và can đảm… Binh sĩ thì đeo gươm mang kiếm, đó là những người bệ vệ dễ giao thiệp, trung thành, vui vẻ... Dân thường thì hay trộm cắp, vì thế người ta phạt kẻ ăn trộm ăn cắp cũng như ngoại tình bằng án tử hình”.
Phải đợi đến giữa thế kỷ XVIII trở đi, tài liệu ghi chép về Việt Nam nói chung và về người Việt nói riêng mới được phong phú hơn.
Về tính cách/ lối sống cá nhân thì mê tín dị đoan, nát rượu và cờ bạc là ba thói xấu thường thấy. Trong quan hệ với công quyền và xã hội, người Việt có thói ganh tị với người giàu, ham thích quan tước, tham nhũng hối lộ, vu cáo nói xấu người khác, ưa kiện tụng, và không biết tôn trọng luật pháp.
Những tác phẩm mô tả người Việt trong giai đoạn tiếp xúc đầu tiên của người Pháp khi mới đến xứ ta (1860) đã được Malleret tập hợp giới thiệu khá đầy đủ trong quyểnExotisme indochinois dans la littérature francais depuis 1860,qua đó chúng ta ngày nay còn đọc được một vài nhận xét của họ về tính cách người Việt cách nay trên dưới 150 năm.
Một cố đạo nghĩ về tính nhẹ dạ, hời hợt của người Việt: “Tính nết họ hay thay đổi, nhẹ dạ lạ lùng. Tôi tin rằng họ không thể theo dõi một cách chăm chỉ một ý tưởng gì…”.
Hoặc của nhà văn Jean Hougron cho rằng người Việt “nhu nhược không có cá tính, biển lận, thích tố giác”.
Hoặc của Palazzoli, cho người Việt là “nửa kín nửa hở, dè dặt, dò xét…, một thiên hướng đa nghi, mưu mẹo, một thói quen lúc nào cũng thích chống đối, rồi lại nhanh chóng buông trôi chấp nhận”.
Người Việt tự nhìn mình
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) từ năm 1913 đã triển khai một loạt bài chuyên đề gọi là “Xét tật mình” trên tờ Đông Dương Tạp Chí (1913 - 1919) với một số bài như “Học để làm quan”, “Gì cũng cười”…
Phan Chu Trinh cũng từng liệt kê mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam, trong đó có “Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám”, “Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con”...
Phan Bội Châu nhận xét về không khí xô bồ nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt:Miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn…
Hoài Thanh trong bài “Có một nền văn hóa Việt Nam” (1946): “Người Việt chúng ta sống ở trong nhịp điệu trong thanh âm nhiều hơn trong tư tưởng. Tâm lý ấy có giống với tâm lý trẻ con. Trẻ con thường vẫn ca hát luôn miệng mà chẳng mấy khi quan tâm đến ý nghĩa lời ca”.
Chế Lan Viên có câu thơ “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp – Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”.
Cố GS Trần Quốc Vượng, GS Cao Xuân Hạo cũng từng bày tỏ ý định làm sách về thói xấu người Việt Nam nhưng chưa thành.
Nhà văn, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã tổng hợp, hệ thống lại ý kiến của các bậc tiền bối trong chuyên mục “Người xưa cảnh tỉnh”in trên báo Thể Thao và Văn Hóa giai đoạn 2005 - 2007, sau công bố lại trên Blog Vương Trí Nhàn, với những chủ đề: Người Việt và ý thức công dân ý thức xã hội, Người Việt qua cách nói năng cười cợt, Thói hư tật xấu người Việt trong làm ăn buôn bán, Việc tìm tòi học hỏi và nền giáo dục của người Việt, Thị hiếu nhỏ mọn và chất bi thương sầu cảm trong văn chương, Quan hệ giữa người với người, Bẻ queo những chuẩn mực đạo lý nhân bản, Giả dối, lừa lọc, kiêu ngạo, hiếu danh, Nếp tư duy đơn sơ tùy tiện.
Nhiều tờ báo đã tổ chức diễn đàn để chỉ tên thói xấu của người Việt thời nay, thu hút được rất đông độc giả tham gia.
Tại sao người Việt, từ gìa đến trẻ, vẫn miệt mài nghe, đọc và viết về những thói xấu của chính mình?
Có thể lấy ý kiến của Vương Trí Nhàn, trong một bài phỏng vấn trên báo Tiền phong, để trả lời cho câu hỏi trên: “Tôi cho rằng khi tôi nói về những thói xấu của anh, anh sẽ tiếp cận tôi hơn, và điều đó chứng tỏ sự trưởng thành... Tôi rất thích câu của nhà văn Nga Sêkhôp: Một con người sẽ tốt hơn nếu ta nói cho anh ta biết anh ta là người thế nào...”.
Ngân Anh – Nguyễn Thảotổng hợp
(责任编辑:Nhà cái uy tín)