Kinh tế số sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng tại Việt Nam
Chia sẻ nhân sự kiện hội thảo “Lợi ích khi áp dụng điện toán đám mây cho AI và phục hồi kinh doanh” được Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức mới đây,êngiaGoogleKinhtếsốsẽđóngvaitròngàycàngquantrọngtạiViệkết quả bóng đá quốc gia thổ nhĩ kỳ đại diện Google, ông Yam Ki Chan, Quản lý quan hệ chính phủ và chính sách công của Google Cloud nhận định, công nghệ chính là một trọng tâm của Việt Nam trong cuộc chiến quyết liệt và hiệu quả trước đại dịch Covid-19.
Song hành cùng những bước đi chiến lược của Chính phủ nhằm ngăn chặn đại dịch, Internet đã trở thành kênh truyền tải thông tin hữu hiệu của ngành y tế trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận được các dịch vụ trực tuyến, giúp trường học tiếp tục chương trình giảng dạy từ xa, đồng thời giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động.
Khi Việt Nam bắt đầu quá trình phục hồi kinh tế thì công nghệ và kinh tế số sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng.
Ông Yam Ki Chan, Quản lý quan hệ chính phủ và chính sách công của Google Cloud |
Cũng theo nhận định của vị chuyên gia đến từ Google, Việt Nam đang phát triển dựa trên nền tảng vững chắc hơn bao giờ hết. Với hơn 62 triệu người dùng trực tuyến, nền kinh tế số của Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế số tiên tiến bậc nhất Đông Nam Á.
Cụ thể, trong 5 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã tăng trưởng gần 40% mỗi năm, đạt giá trị 12 tỷ USD vào năm 2019 – tương đương 5% GDP quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu nguồn lực dân số trẻ, năng động, có khát vọng khởi nghiệp kinh doanh.
Điều này, theo chuyên gia Google, càng được phản ánh rõ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 749 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia vào ngày 3/6/2020. Quyết định đã nêu cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số từ chuyển đổi nhận thức và phát triển hạ tầng số cho đến hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
Ưu tiên các sáng kiến số trong kế hoạch phát triển hậu Covid-19
Tuy vậy, ông Yam Ki Chan cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu linh hoạt và giàu tính cạnh tranh hiện nay, Việt Nam nên tiếp tục ưu tiên các sáng kiến số trong kế hoạch phát triển hậu Covid-19 với mục tiêu phát triển nền kinh tế số đạt mức dự báo 33 tỷ USD vào năm 2025.
Theo khuyến nghị của chuyên gia Google, trọng tâm đầu tiên Việt Nam nên xem xét là cơ sở hạ tầng CNTT cho thế kỷ 21, đặc biệt nên tăng cường áp dụng công nghệ điện toán đám mây. (Ảnh minh họa) |
Đại diện Google khuyến nghị, trọng tâm đầu tiên Việt Nam nên xem xét là cơ sở hạ tầng CNTT cho thế kỷ 21, đặc biệt nên tăng cường áp dụng công nghệ điện toán đám mây.
Không chỉ Chính phủ, các ngành công nghiệp trọng điểm mà từng doanh nghiệp nhỏ đều cần phải chuyển đổi số khẩn trương hơn và chìa khóa cho bài toán đó chính là điện toán đám mây.
Bởi lẽ, công nghệ điện toán đám mây sẽ mang lại khả năng truy cập sử dụng các công cụ số, năng lực điện toán số cho mọi loại hình doanh nghiệp, cho phép Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể quản lý và vận hành lượng dữ liệu khổng lồ một cách an toàn. Đồng thời, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine learning).
“Hạ tầng số mạnh mẽ, ổn định trên nền công nghệ điện toán đám mây là yếu tố quan trọng thiết yếu trong quá trình phục hồi kinh tế của bất kỳ quốc gia hiện đại nào”, đại diện Google nhấn mạnh.
Theo một nghiên cứu từ tập đoàn tư vấn Boston, việc ứng dụng điện toán đám mây có thể gia tăng 30 tỷ USD vào GDP của Singapore và Indonesia cũng như tạo ra hàng chục ngàn việc làm. Việt Nam hoàn toàn có thể được hưởng lợi từ những tác động tích cực tương tự bằng cách khuyến khích các tổ chức áp dụng những dịch vụ mới nhất về điện toán đám mây công.
Đại diện Google nhận định, việc ứng dụng điện toán đám mây đem lại thay đổi tại Việt Nam. Bên cạnh các doanh nghiệp toàn cầu, các dịch vụ và ứng dụng trên nền điện toán đám mây Việt Nam cũng phát triển đa dạng.
Tiêu biểu như sản phẩm của 4 doanh nghiệp điện toán đám mây là thành viên Câu lạc bộ Điện toán đám mây (Viettel IDC, VCCorp, CMC, VNG Cloud) và Trung tâm dữ liệu Việt Nam (VNCDC) đã được Bộ TT&TT lựa chọn làm nòng cốt trong việc thúc đẩy chuyển đổi số, dẫn đầu các tiến bộ công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
Đối với doanh nghiệp nói chung, các dịch vụ điện toán đám mây giúp tăng hiệu suất làm việc, cắt giảm chi phí và chủ động xây dựng kế hoạch. Đối với Chính phủ, việc vận hành các dịch vụ trực tuyến sẽ hiệu quả, tinh giản và đáng tin cậy hơn. Còn với các doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp, công nghệ giúp tăng khả năng phát triển và vận hành một cách nhanh chóng.
Trọng tâm thứ hai được chuyên gia Google khuyến nghị là, Việt Nam nên kiến tạo môi trường chính sách và pháp lý nhằm khuyến khích đầu tư và tăng trưởng công nghệ số, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt đi ra biển lớn. "Điều này đồng nghĩa với việc khuyến khích doanh nghiệp trong nước hợp tác với đối tác quốc tế và trao đổi các thông lệ thực tiễn tốt nhất về việc sử dụng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây", đại diện Google nêu quan điểm.
“Việt Nam được cả thế giới ca ngợi vì những phản ứng nhanh nhạy trước dịch bệnh Covid-19, thì cũng hoàn toàn có cơ hội để vươn mình trở thành một Việt Nam hùng cường thông qua ứng dụng công nghệ số dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chính phủ. Xây dựng nền kinh tế số của thế kỷ 21 cho thập kỷ hậu Covid-19 sẽ mang đến nhiều cơ hội cho người dân Việt Nam, củng cố uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”, chuyên gia Google bày tỏ sự tin tưởng.
Vân Anh
Chia sẻ tại tọa đàm “Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, một trong những quan điểm thể hiện xuyên suốt trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia là lấy người dân làm trung tâm.