Chủ quan
Trong khi các sinh viên khác đã về quê nghỉ hè,ọcthểdụcởđạihọcdễtrượtvìnacional asuncion Doãn Thị Trang ( sinh viên năm 4, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) vẫn đang ở lại trường để học môn Thể dục. Đây là lần thứ 4 Trang đăng ký nhưng mới chỉ qua được 2 môn. Để có thể ra trường đúng hạn, Trang phải qua được kì hè và phải học thêm 1 môn nữa vào năm học mới.
Sinh viên ở lớp học Thể dục tại KTX Mễ Trì (ĐHQG Hà Nôi) |
Học kỳ hè chỉ kéo dài hơn 1 tháng, do đó mỗi tuần Trang học 3 buổi, mỗi buổi kéo dài 4 tiết. Thời gian còn lại, Trang tranh thủ đi thực tập tại các phòng khám. Cô bạn chia sẻ: "Ngay kỳ học Thể dục đầu tiên ở đại học, mình đã bị trượt, thực sự lúc đấy khá là sốc. Suốt năm cấp 2, cấp 3 mình đều qua môn Thể dục một cách dễ dàng, thậm chí còn được điểm cao. Nhưng không ngờ lên đại học lại khó qua môn đến vậy."
Mặc dù trên các diễn đàn sinh viên đã có rất nhiều bài viết "cảnh báo" về việc trượt thể dục ở đại học, thế nhưng nhiều sinh viên vẫn tỏ ra thờ ơ và chưa thực sự nghiêm túc trong vấn đề này.
"Hầu như thầy cô chỉ hướng dẫn bài tập trong 30 phút đầu, thời gian còn lại sinh viên sẽ tự luyện tập. Thời gian này bọn mình tập rất uể oải, chỉ được dăm mười phút đầu rồi bắt đầu nói chuyện, trêu đùa nhau. Chẳng mấy ai thực sự tập nghiêm túc cả." -Trang chia sẻ thêm.
Nếu như trước đây, việc trượt các môn chính như Triết học, Toán Cao cấp,… là điều bình thường thì nay việc trượt môn Thể dục lại trở nên phổ biến. Đặc biệt, ngoài thời gian học chính khóa, nhiều trường đại học mở thêm những lớp học Thể dục 7 tuần, kì hè, bổ sung…để phục vụ cho lượng lớn sinh viên đăng ký học liên tục, tránh trường hợp bỏ lỡ kỳ học, ra trường muộn.
Thông báo bổ sung thêm các lớp học Thể dục của Giảng viên Phòng đào tạo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQG Hà Nội |
Bên cạnh những lợi ích đem lại thì việc bổ sung lớp học Thể dục liên tục khiến cho nhiều sinh viên tỏ ra xem nhẹ môn học này.Bởi nếu trượt kỳ này, các bạn có thể học thêm kỳ bổ sung mà vẫn kịp ra trường. Có sinh viên còn cho rằng: "Trượt một môn là bình thường".
Theo Th.S Hoàng Hoài Nam ( rưởng bộ môn cơ bản Khoa Giáo dục thể chất, Trường Kinh tế Kỹ thuật Công Nghiệp) : "Sinh hiện nay đa số sợ môn Thể dục và có thái độ thờ ơ đối với môn học này. Vì vậy mặc dù yêu cầu rất thấp nhưng kết quả đạt được thường không cao và chủ yếu chỉ để qua môn."
Không chỉ trượt vì bài kiểm tra không đúng yêu cầu, kỹ thuật mà còn vì đi muộn, nghỉ quá số tiết quy định. " Kỳ học đầu tiên không biết quy định thời mưa cũng phải đến điểm danh nên mình đã bỏ lỡ 2 buổi, và thêm 1 buổi ngủ quên.Thế là bị trượt khi còn chưa được thi cuối kỳ "-L.V.Q (sinh viên năm 2, ĐH Vinh) cho biết.
Đăng kí môn học không phù hợp với bản thân
Sức khỏe là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn luyện giáo dục thể chất. Và Giáo dục thể chất có tác động tích cực tới sức khỏe của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, đối với sinh viên có thể lực yếu hay không có năng khiếu thể dục thì việc học môn Giáo dục thể chất là "cơn ác mộng" vì phải rất vất vả để có thể vượt qua điểm trung bình khi phải thi kết thúc môn học vào cuối kỳ.
Nguyễn Linh (sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội) chia sẻ rằng: "Mình đã học lại 3 lần môn bóng rổ và sẽ ra trường muộn so với dự kiến." Cô nàng cho biết vì sức khỏe yếu hay ốm vặt nên nghỉ quá số buổi dẫn đến trượt môn. Linh sẽ phải ra trường muộn hơn 1 kỳ so với dự kiến để hoàn thành nốt môn thể dục.
Một số trường đại học đã có phương án đào tạo thể chất riêng cho những sinh viên có vấn đề sức khỏe nhưng phải có xác nhận của bệnh viện,… Còn đối với những trường hợp nhẹ thì vẫn sẽ đào tạo như bình thường. Chính vì thế nên sinh viên cần phải hoạt động và tập thể dục mỗi ngày để phù hợp với cơ thể sẽ phục vụ tốt cho học tập.
Bài thi cuối kỳ của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân (Nguồn: Tiểu Linh Nhi) |
Bên cạnh đó, việc đăng ký môn học phù hợp với bản thân cũng góp phần nâng cao hiệu quả của môn Thể dục. Hiện nay, đa số các trường đại học đều chọn phương án đào tạo tín chỉ rất linh hoạt cho các bạn sinh viên lựa chọn môn đăng ký. Tuy nhiên để có môn học phù hợp cho mình thì phải cạnh tranh khá gay gắt, đặc biệt ở các môn thể chất.
" Có rất nhiều bạn " ôm môn" mỗi khi đăng ký tín chỉ, sau đó bán cho những bạn chưa đăng ký được hoặc cần học để ra trường với giá rất cao. Điều đó khiến nhiều bạn bất mãn và vẫn cố học môn mình không thích"- Trang chia sẻ thêm.
Hoàng Thùy (Sinh viên năm 3 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết: " Mỗi khi đăng ký học đầu tiên là phải tranh đấu môn thể dục. May mắn thì đăng ký được môn dễ với bản thân còn không sẽ phải gắng học các môn khác." Việc các bạn thay thế các môn khác không phù hợp với bản thân cũng là trở ngại cho quá trình học.
Cũng như Thùy, có không ít sinh viên gặp khó khăn ở môn thể dục vì không đăng ký được môn học phù hợp với năng lực cũng như ngoại hình của bản thân. Thế nên không khó để bắt gặp hình ảnh những sinh viên có chiều cao hạn chế nhưng vẫn phải học bóng rổ.
"Sự hứng thú, yêu thích luôn cần ở bất cứ một môn học nào và Thể dục cũng không ngoại lệ. Tích cực học Thể dục không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn tránh ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên", thầy Hoài Nam chia sẻ thêm.
Mỗi kỳ học trôi qua, số lượng sinh viên không qua môn Giáo dục thể chất càng nhiều. Thể dục trở thành một trong những môn thuộc top đầu môn học mà sinh viên dễ trượt nhất sau Triết học, Toán cao cấp, Tiếng Anh. Qua đó cho thấy, việc học Thể chất rất cần được cân bằng với các yếu tố giải trí, thư giãn đối với sinh viên.
Phạm Ly - Nguyễn Thương
Đại diện nhiều địa phương thẳng thắn: Giáo viên thiếu, chương trình chán, khuôn viên thiếu, ngân sách vắng...thì lấy đâu ra chất lượng giáo dục thể chất tốt.