Theếttâmxâydựngđôthịthôngminhphảiđượckhẳngđịnhtrongđồanquyhoạtỷ số inter milano Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng, đô thị tại Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, nhiều giai đoạn thăng, trầm. Dưới sự điều chỉnh của hệ thống quy định quản lý lĩnh vực đô thị, các đô thị tại Việt Nam đã có tốc độ phát triển khá ấn tượng trong những năm gần đây.
Thống kê cho thấy, từ con số 633 đô thị vào năm 1998 thì đến nay cả nước đã có 888 đô thị, chiếm khoảng 41,5% dân số cả nước. Trong đó, có trên 200 đô thị từ loại IV trở lên. Các đô thị đóng góp khoảng 70% GDP. Với tốc độ phát triển này, dự kiến đến cuối những năm 30 của thế kỷ 21, sẽ có khoảng 50% dân số Việt Nam sống ở thành thị.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, mặc dù đô thị hóa và phát triển đô thị ở Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng sống cho người dân; song quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng đã và đang đưa đến hàng loat vấn đề: chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa nông thôn và đô thị, thiếu cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản, suy thoái môi trường, tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông…
Hướng tới mục tiêu phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh, tháng 8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 (Đề án 950).
Tại Đề án 950, cùng với việc giao Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì, Thủ tướng Chính phủ cũng phân công rõ nhiệm vụ, giải pháp của các cơ quan, đơn vị. Trong đó, Bộ TT&TT được giao xây dựng chính sách, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phát triển hạ tầng ICT trong đô thị thông minh, với 7 nhiệm vụ cụ thể gồm: Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh; Quy định chung về phân cấp quản lý cơ sở dữ liệu đô thị;
Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ICT áp dụng cho đô thị thông minh; Phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương tổ chức thực hiện thí điểm phát triển đô thị thông minh; Phát triển hạ tầng ICT phục vụ phát triển đô thị thông minh; Quản lý về việc đảm bảo an toàn thông tin; Chỉ đạo các doanh nghiệp ICT đảm bảo sẵn sàng hạ tầng ICT phục vụ phát triển đô thị thông minh.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, trong năm 2020 và 2021, Bộ TT&TT đã hướng dẫn 18 địa phương đăng ký, triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh, bao gồm 7 địa phương có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai thí điểm là Bình Phước, Hậu Giang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Sóc Trăng và Bình Định; 11 địa phương không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai thí điểm là Gia Lai, Hà Giang, Kon Tum, Vĩnh Long, Thái Bình, Đồng Nai, Nam Định, Cao Bằng, Bến Tre, Hà Tĩnh, Thái Nguyên.
Đánh giá sơ bộ về kết quả thí điểm, Bộ TT&TT cho biết, 18 địa phương đăng ký tham gia thí điểm đã triển khai các dịch vụ cơ bản như phản ánh hiện trường, giám sát giao thông, giám sát an ninh trật tự, giám sát thông tin trên môi trường mạng… đều đã có một số kết quả tích cực, trong đó nổi bật là Đà Nẵng và Bình Phước.
Tháng 9 vừa qua, Bộ Xây dựng ũng đã có báo cáo sơ kết tình hình phát triển đô thị thông minh bền vững. Cũng trong tháng 9, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi các địa phương đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển đô thị bền vững.
Trong đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quán triệt các quan điểm chỉ đạo phát triển đô thị thông minh bền vững đã được xác định tại Đề án 950, đặc biệt là một số điểm mấu chốt gồm: phát triển đô thị thông minh cần được bắt đầu từ công tác quy hoạch đô thị, quyết tâm xây dựng đô thị thông minh phải được khẳng định trong các đồ án quy hoạch phát triển đô thị; hạ tầng thông tin đô thị, hạ tầng số và đặc biệt là hạ tầng dữ liệu là một hạ tầng thiết yếu của đô thị, là nền tảng để thông minh hoá các hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội khác.
Về cách làm, Bộ Xây dựng và Bộ TT&TT thống nhất rằng, phát triển đô thị thông minh phải có sự tham gia của các bên liên quan. Người dân phải được tham gia ngay từ đầu trong quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng Đề án đô thị thông minh. Việc xây dựng đô thị thông minh cần được tiến hành dần từng bước, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng, không phát triển tự phát, tràn lan, theo phong trào.