Chiều tối 7/7,ộYtếhuyđộngnhânviênytếhỗtrợTPHCMchốngdịtài xĩu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long có cuộc họp khẩn với Bộ phận thường trực của Bộ Y tế tại TP.HCM do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phụ trách.
Bộ trưởng Long nhấn mạnh, tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM đang rất phức tạp và có khả năng tăng nhanh trong những ngày tới. Hiện số mắc tại địa phương này đã lên 8.151 ca.
Để đối phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ trưởng Y tế yêu cầu phải chuẩn bị tất cả các kịch bản, phương án ứng phó phù hợp với mức độ lây lan của dịch bệnh.
Theo báo cáo của Chủ tịch UBND TP.HCM chiều 7/7, trong số 7.450 ca nhiễm tại TP.HCM, có 49% trong khu cách ly, 33% trong khu phong toả, 4,1% qua xét nghiệm tầm soát cộng đồng, 12,7% qua xét nghiệm sàng lọc tại bệnh viện, 0,8% nhập cảnh.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp khẩn chiều tối 7/7. Ảnh: Trần Minh
TP.HCM đã chuẩn bị phương án để nâng năng lực điều trị từ 10.000 lên 20.000 bệnh nhân theo mô hình 3 cấp độ; chuẩn bị 30.000 chỗ cách ly F1.
Để hỗ trợ TP.HCM, Bộ trưởng Long cho biết sẽ ra lời kêu gọi lực lượng cán bộ y tế trên toàn quốc tham gia chống dịch tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, mục tiêu luân chuyển nhân lực, đảm bảo sức khoẻ tuyến đầu chống dịch.
Dự kiến Bộ Y tế sẽ thiết lập 24 đoàn công tác với đội ngũ này gần 10.000 người. Trước mắt đã có hơn 3.300 cán bộ, nhân viên y tế thuộc các đơn vị thuộc Bộ Y tế, sinh viên các trường y dược thuộc Bộ Y tế đã có mặt tại TP.HCM hỗ trợ thành phố kiểm soát dịch.
Đối với các địa phương đang là điểm nóng dịch bệnh hiện nay (Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang), Bộ Y tế đã thành lập và cử 7 đoàn công tác của Bộ đến hỗ trợ chống dịch tại các địa phương này.
Đối với công tác điều trị, các chuyên gia nhận định do biến chủng Delta lây nhiễm nhanh, số lượng bệnh nhân đông nên sẽ có nhiều bệnh nhân tử vong.
Vì vậy Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, thành phố phải thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, riêng Đồng Nai có 1 trung tâm ICU để điều trị cho cả khu vực miền Đông Nam Bộ và 1 ICU tại Cần Thơ điều trị cho các tỉnh miền Tây.
Bộ Y tế cũng đang xây dựng kịch bản cho tình huống xấu và rà soát lại tất cả các trang thiết bị, máy thở, máy tim phổi nhân tạo (ECMO), máy thở oxy dòng cao, kể cả oxy, thuốc, hoá chất, thiết bị phòng hộ… chuẩn bị cho tình huống có nhiều ca bệnh.
Về vấn đề xét nghiệm, Bộ trưởng đề nghị các địa phương tăng cường tiếp cận tất cả các loại sinh phẩm, máy và thiết bị xét nghiệm. Cần rà soát lại các quy định, tạo mọi điều kiện cho việc nhập các loại sinh phẩm xét nghiệm (test kit) vào Việt Nam và tăng cường sản xuất trong nước, nâng cao công suất xét nghiệm.
Thúy Hạnh
Các chuỗi lây nhiễm này được phát hiện ở khu dân cư, chợ, trại giam và các công ty.
(责任编辑:Cúp C2)
Phạm Quỳnh Anh viên mãn bên bạn trai kém tuổi, thăng hoa ở "Chị đẹp"
Chị Thủy bị ung thư nuôi 3 con nhỏ được độc giả ủng hộ gần 89 triệu đồng
Tuyển nữ Việt Nam vs Myanmar: Quyết thắng lấy vé đi tiếp
Tin chuyển nhượng 7/6 MU bị ép giá Timber, Xavi ra điều kiện De Jong
Giản dị món cà bung kiểu miền Nam
VTC Academy đầu tư máy chủ AI trị giá 100.000 USD hỗ trợ HSSV khởi nghiệp
Tuyển Việt Nam và sứ mệnh 2020: Căng nhất thầy Park!
Tuyển Việt Nam đá giao hữu với Kyrgyzstan ngày 26/3
Những chiến cơ 'tử thần' lặng lẽ trên bầu trời
Juventus được cảnh báo chớ dại ký Paul Pogba từ MU