PGS.TS.BS Võ Tường Kha,ácsĩmáchcáchtậpthểdụcantoànvàomùanắngnógiải hạng 2 thụy điển Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết, về bản chất khoa học, tập luyện thể dục thể thao là một hoạt động cần năng lượng rất nhiều thông qua các phản ứng chuyển hóa sinh năng lượng. Phản ứng chuyển hóa và sinh năng lượng cho tập luyện thể thao phần lớn là từ phản ứng oxy hóa khử.
Vì vậy, các phản ứng này sẽ sinh ra nhiệt lượng rất lớn, khí carbonic và sẽ tăng thân nhiệt, kèm theo sinh ra một lượng nước rất lớn. Cơ thể buộc phải thải lượng nước ra ngoài để điều hòa thân nhiệt, môi trường nội mô bằng cách ra mồ hôi. Ra mồ hôi nhiều dẫn đến rối loạn hoặc mất nước và điện giải, rối loạn cân bằng kiềm toan.
Quá trình sinh nhiệt và quá trình thải nhiệt là hai quá trình đối ngược nhau. Cơ thể ở trạng thái sinh lý bình thường thì hai quá trình này là cân bằng, duy trì nhiệt độ cơ thể 37 độ C. Tuy nhiên, quá trình hoạt động thể lực, thể dục thể thao kéo dài thì quá trình sinh nhiệt nhiều hơn quá trình thải nhiệt gây ra mất cân bằng điều hòa nhiệt trong cơ thể, dẫn đến tích nhiệt làm tăng thân nhiệt.
"Tập luyện thể dục thể thao dưới môi trường nắng thì cơ thể hấp thụ các tia UV gây tăng tích nhiệt trong cơ thể và càng làm cho sự tích nhiệt của cơ thể càng tăng lên. Nếu tập luyện trong môi trường nóng, độ ẩm cao thì sẽ dẫn đến hạn chế ra mồ hôi, kéo theo đó là hạn chế thải nhiệt, hậu quả là tăng tích nhiệt trong cơ thể và làm nhiệt độ cơ thể tăng lên", PGS Kha phân tích.
Theo PGS Kha, triệu chứng thường gặp khi tập ở môi trường nắng nóng là say nắng, ở môi trường nóng là say nóng. Người bệnh có thể bị choáng, ngất, chóng mặt, hạ huyết áp, mất ý thức tạm thời. Nặng hơn thì có thể gây rối loạn thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể tăng cao, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể dẫn đến co giật.
Vì thế, chuyên gia lưu ý khi tập luyện thể dục thể thao trong điều kiện nắng nóng, đặc biệt mùa hè thì phải lưu ý những điều sau:
Thứ nhất về thời điểm tập luyện, chúng ta nên tập vào sáng sớm hoặc buổi chiều tối để giảm bức xạ nhiệt của môi trường tích vào trong cơ thể giúp hạn chế tăng thân nhiệt, hạn chế tia tử ngoại tác động cơ thể.
Thứ 2, tập luyện nơi thoáng khí, độ ẩm thấp, thông gió dễ bay hơi nước, giúp ra mồ hôi nhanh.
Thứ 3, phải lựa chọn dụng cụ, quần áo phải phù hợp, nếu ngoài trời phải có mũ, quần áo thoáng, rộng, dễ thoát mồ hôi, sáng màu.
Thứ 4, cần bôi kem chống nắng ở những vùng cơ thể không được che kỹ để tránh tia UV, tránh ánh sáng mặt trời tác động vào ảnh hưởng đến da.
Thứ 5, chuẩn bị khăn lau mồ hôi đủ để thấm mồ hôi.
Thứ 6, chuẩn bị nước uống kèm theo điện giải đầy đủ để bổ sung lượng nước mất qua mồ hôi, chuẩn bị ít năng lượng dưới dạng dung dịch để bù năng lượng mất đi trong quá trình hoạt động thể lực. Có thể dùng oresol chai sẵn, sữa hộp, nước muối pha đường tỷ lệ thích hợp.
Thứ 7, đảm bảo điều chỉnh lượng vận động phù hợp với thời gian vận động, tránh hoạt động kéo dài, quá sức dưới trời nắng dẫn đến sinh nhiệt nhiều, tiêu hao năng lượng nhiều. Bên cạnh tích nhiệt cơ thể gây sốc nhiệt, cơ thể mất nước, mất điện giải ảnh hưởng hoạt động thần kinh, cơ bắp, tim mạch, thì cơ thể còn mất cả năng lượng, từ đó dễ dẫn đến các trạng thái hạ đường huyết, ngất xỉu.
Trước, trong và sau khi tập luyện, thi đấu kéo dài dưới trời nắng nóng thì cần lưu ý bù nước thường xuyên, liên tục cứ 20-30 phút bù một lần, một lần không quá 200ml. Nước phải có điện giải đầy đủ như oresol, bồi phụ năng lượng đã mất trong quá trình tiêu hao năng lượng do tập luyện.