Mười ba năm về trước,ãotannỗiđaugóikíntrongsâuthẳmThủyTiênsẽđượcvỗvềty le keo bong da tv tại một phòng trà nổi tiếng ở TPHCM, album "Thủy Tiên Vol 2" ra mắt. Buổi họp báo không có gì đặc biệt ngoài sự kiệm lời đến... khó chịu của nhân vật chính - ca sĩ Thủy Tiên!
Một ngày sau, tôi nhận được điện thoại từ một người chị, nhờ tôi viết bài phỏng vấn Thủy Tiên. Tôi từ chối, và nói rằng tôi thấy không thiện cảm và cũng không có khả năng "cậy miệng cô ca sĩ này". Nhưng người chị kia kiên trì thuyết phục, nói với tôi rằng cuộc đời của Thủy Tiên rất nhiều trắc trở và để cảm được âm nhạc của Thủy Tiên, khán giả nên được biết câu chuyện đằng sau cuộc sống của cô.
Tiếc rằng, đúng như ấn tượng ban đầu, buổi cafe "tâm sự" giữa tôi và Thủy Tiên cũng không có gì khởi sắc. Tôi hỏi, và Tiên trả lời giật cục "vâng", "dạ", "đúng ạ", "không phải ạ", "em cũng không biết"... Tôi chán nản nói, em là ca sĩ nên cởi mở với truyền thông, giao tiếp như em anh chịu chết. Sau 3 tiếng gần như "độc thoại", tôi chán nản đi về, và nói với người chị đỡ đầu của Tiên rằng tôi bỏ cuộc.
Khi bão tan, nỗi đau gói kín trong sâu thẳm Thủy Tiên sẽ được vỗ về |
Thế nhưng thêm một lần nữa, người chị ấy vẫn thuyết phục tôi cố gắng thêm chút nữa. Và tối hôm ấy, tôi nói chuyện với Thuỷ Tiên qua chat. Cuộc nói chuyện đến gần 2h sáng, và toàn bộ góc khuất trong cuộc sống, những tủi hờn đau khổ từ khi còn bé đến lúc trưởng thành, Thuỷ Tiên đã mở lòng tâm sự. Và rồi tôi chợt nhận ra, Thủy Tiên là một cô gái mang đầy ẩn ức, quá nhiều đau khổ, nhưng lại bản lĩnh có thừa.
Thủy Tiên gói hết đau buồn của mình lại, nhốt nó vào một nơi, không muốn nhắc đến, rất muốn nhưng ngại giao tiếp với mọi người. Thủy Tiên trốn vào trong một thế giới riêng, đó là âm nhạc, và cô ấy giao tiếp với mọi người bằng âm nhạc.
Câu chuyện cuộc đời của Thuỷ Tiên, tôi đưa vào trong bài viết "Tôi là cành thủy tiên đang chờ mùa giông bão" khiến Tiên sau đó có được sự đồng cảm của nhiều anh chị trong giới truyền thông. Họ hiểu, thương và hỗ trợ cô ấy nhiều hơn.
Nhưng quả thực, âm nhạc thời ấy của Thuỷ Tiên rất kén người nghe. Nên cái được lớn nhất của chúng tôi sau lần trải lòng ấy, chỉ là một mối quan hệ thân tình. Và nhờ thế, tôi có thể "đặt một chân" vào thế giới riêng của Thủy Tiên. Cô ấy tâm sự với tôi nhiều chuyện mà chúng tôi nghĩ rằng không nên xuất hiện trên mặt báo, vì nó không có lợi cho sự nghiệp ca sĩ của Tiên ở thời điểm ấy. Nhưng tựu trung lại, đó là tính cách ương bướng, ngạo nghễ đến mức cực đoan của Thủy Tiên.
Cô ấy yêu ghét phân minh, yêu ai yêu đến tận cùng, mà ghét ai thì không nhìn mặt. Thủy Tiên không giỏi lươn lẹo, thảo mai, mặc cho tôi khuyên can rằng cách cư xử ấy là không có lợi trong showbiz. Có nhiều lần đi "ăn nhậu" vì ế show (thực ra thời điểm ấy Thủy Tiên chưa bao giờ đắt show), cô ấy thoải mái cười nói vô tư, cầm ly tạo dáng và còn khoe cả hình xăm. Tôi hoảng hồn đe nẹt bắt "giấu đi ngay lập tức", nhưng Thuỷ Tiên nói đấy là một phần quá khứ, không có gì xấu, mà nếu ai vì vậy mà ghét cô ấy cũng "không ân hận".
Một đêm, hai đứa đi lang thang vòng vòng thành phố, tôi hỏi Tiên nếu có nhiều tiền thì sẽ làm gì? Thực ra khi hỏi câu ấy, tôi hàm ý muốn biết Tiên sẽ chuyển đi đâu ở, hay cứ định chui rúc mãi trong một căn phòng trọ tồi tàn với cây đàn guitar với chú heo làm bạn. Cô ấy bảo: ''Em muốn làm từ thiện để giúp mọi người. Dưới quê em, người ta khổ lắm". Sau câu ấy, tâm trạng Tiên chùng xuống và đưa mắt nhìn lên bầu trời đêm sâu thẳm. Ai đó nghe Tiên nói vậy sẽ bất ngờ, nhưng tôi thì không.
Quá khứ đầy đau thương, thiếu thốn trăm bề của Tiên dù được gói lại, giấu đi kỹ đến mức nào thì nó vẫn nằm trong đấy. Nó không biến mất. Việc cô ấy muốn giúp người khác, tôi nghĩ chỉ là để giúp đỡ chính bản thân mình, giúp làm nguôi ngoai đi những nỗi đau không thể nào nói được. Điều tôi có chút bất ngờ, chỉ là cô ấy đã nghĩ đến việc giúp người khác ngay trong thời khắc bản thân còn nhiều bi đát.
Sau này, tôi không làm showbiz, và không nói chuyện với Tiên nhiều nữa. Thế nhưng có bất cứ sự kiện gì trong công việc và cuộc sống, Tiên đều nhớ và mời tôi đến dự. Ban đầu tôi cũng đi, nhưng về sau từ chối vì thấy ngại. Tôi nhắn Tiên rằng: ''Em đừng mời anh đến nữa, vì anh không làm gì trong showbiz, anh có giúp gì nữa đâu?''. Đáp lại, Tiên nói: ''Em không cần anh giúp, em chỉ muốn anh nhìn thấy sự thành công của em và vui với em thôi".
Hình ảnh Thuỷ Tiên đi làm từ thiện tại miền Trung những ngày qua. |
Thế nên, mười ba năm sau, những ngày qua khi dư luận "phát sốt" với số tiền Thủy Tiên kêu gọi được lên đến 60 tỷ đồng và tiếp tục tăng. Khi truyền thông bất ngờ với việc Thủy Tiên "trốn chồng" lao vào tâm bão để làm từ thiện, thì tôi thấy... rất bình thường. Với tôi, hành động đó của Tiên là một việc hiển nhiên, không có gì kỳ lạ.
Tôi chỉ thấy mừng vì hiểu rằng, vào chính thời khắc cô ấy đói, rét, mệt lả vì chèo chống trong bão để đến mọi người, chính là lúc cô ấy hạnh phúc và bình yên nhất. Nỗi đau mất cha từ khi còn nhỏ xíu, đau đến mức ngơ ngác trong lời bài hát của Thủy Tiên (ầu ơ ầu ơ, ngủ ngoan con nhé, cha đi mất rồi không về nữa đâu), hay nỗi buồn cô quạnh khi nhìn mẹ đứng lặng hàng đêm bên ban thờ cha (Đêm mặt trời mặt trời không lên, đêm mặt người mặt người chênh vênh, ta ngồi buồn nỗi buồn không tên) dù có gói kỹ đến đâu, đào sâu chôn chặt đến thế nào, tôi nghĩ rằng đang dần bị, hay đúng hơn là được gỡ ra từng lớp khi cô ấy lao đến để bằng mọi giá ngăn chặn những bất hạnh có thể xảy đến giống mình hồi nhỏ.
Tôi không ở cạnh Thủy Tiên khi cô ấy đi làm từ thiện, nhưng tôi biết chắc chắn nước mắt cô ấy sẽ rơi khi những hạt mưa theo giông bão quất thẳng vào mặt. Vì khóc "trộm" như vậy sẽ không ảnh hưởng gì đến một hình ảnh mạnh mẽ, bản lĩnh, chính trực, cứng rắn của Thủy Tiên hiện tại mà nhiều người ngưỡng mộ. Và khi bão tan, mưa tạnh, nỗi đau gói kín trong sâu thẳm con người Thủy Tiên sẽ được vỗ về.
Nghe Thuỷ Tiên hát "Con sông mồ côi'':
Nguyễn Ngọc Long - Blogger Truyền thông Xã hội
Thủy Tiên bức xúc công khai video sự việc bị một người phụ nữ dẫn dắt đi trao từ thiện nhưng sau đó đã yêu cầu người nhận phải trả cho mình 40% số tiền nhận được.
(责任编辑:Thể thao)