"Ai có thể cưỡng lại một nguồn năng lượng thải ít CO2 hơn than đá tới 70 lần,ácnướcpháttriểnđiệnhạtnhânnhưthếnàkết quả vô địch italia khí đốt 40 lần, điện mặt trời 4 lần, ít hơn thủy điện 2 lần và bằng điện gió?", Tập đoàn nhiên liệu hạt nhân Oraro (Pháp) đặt câu hỏi khi đề cập đến khía cạnh môi trường của điện hạt nhân trong một sự kiện năm 2022.
Từ sau Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu năm 2021, điện hạt nhân nhận được sự chú ý rõ rệt của các quốc gia. Nguồn năng lượng này được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong chiến lược khử carbon của thế giới.
Khi các nền kinh tế, đặc biệt tại châu Á, sử dụng nhiều than cho sản xuất điện để phục vụ tăng trưởng và đối phó thiếu hụt nhiên liệu, điện hạt nhân được cho là giải pháp khó có thể bỏ qua. Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine và chiến sự tại Trung Đông nhiều lần khiến giá dầu thô tăng vọt do lo ngại khủng hoảng năng lượng. Điều này khiến các nước thấy cần giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền và được đồng ý về chủ trương tái khởi động điện hạt nhân, sau khi dự án đầu tiên tại Ninh Thuận dừng từ 2016.
Nhiều quốc gia khác tại Đông Nam Á cũng đang cân nhắc, nghiên cứu tính khả thi loại nguồn điện này. Số khác đã lên kế hoạch xây lò phản ứng mới trong vài thập kỷ tới.
Philippineshoàn thành việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân duy nhất của họ - Bataan từ năm 1984, do lo ngại cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 lặp lại. Dự án có vốn đầu tư 2,2 tỷ USD, công suất 620 MW và lẽ ra đã trở thành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên hoạt động tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, thảm họa Chernobyl tại Ukraine và nhà độc tài Marcos bị lật đổ khiến chính phủ mới của Philippines thời đó quyết định đóng cửa nhà máy. Từ năm 2009, nơi này biến thành điểm du lịch, phần nào bù lại được chi phí bảo dưỡng.