Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM),ôngthônmớiĐồngThápSứcbậtởlàngthôngminhchuyểnđổisốtỷ số bóng ngoại hạng anh đến nay, 100% xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã đạt chuẩn nông thôn mới, 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; mức sống người dân ngày càng nâng lên. Các công trình giao thông, y tế, giáo dục và cơ sở văn hóa được đẩy mạnh đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người dân, đồng thời tạo ra một diện mạo mới cho vùng nông thôn ngày càng xanh, sạch, đẹp.
Trong năm 2024, UBND tỉnh Đồng Tháp xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, phấn đấu có thêm 11 xã NTM nâng cao, phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; huyện Lấp Vò và Lai Vung đạt chuẩn huyện nông thôn mới, huyện Tháp Mười phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Tỉnh cũng tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong đó, chỉ tiêu giảm 0,4% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025; có 93,89% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 96% hộ dân được sử dụng nước sạch và 77,2% lao động qua đào tạo.
Đáng chú ý, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, “Làng thông minh” trở thành mô hình điểm, mô hình mẫu nổi bật có sự khác biệt của tỉnh Đồng Tháp. Đơn cử, với mô hình “Làng thông minh” tại xã Tân Thuận Tây (TP Cao Lãnh), ông Đặng Phụng Đức thông qua chiếc điện thoại thông minh của mình có thể biết vườn xoài như thế nào, cần tưới nước hay bón phân không.
Trước kia, mỗi khi muốn bón phân hay phun thuốc, ông Đức phải theo dõi thời tiết rồi dự đoán. Nay nhờ triển khai mô hình Làng thông minh tại địa phương trên nền tảng của Hội quán Tâm Quê, những người nông dân trồng xoài như ông có thể nắm đầy đủ dữ liệu liên quan đến môi trường đất, nước ở vườn... Từ đó, quyết định điều khiển chế độ chăm sóc cây xoài phù hợp để đạt hiệu quả năng suất và chất lượng cao nhất. Ngoài ra, người dân còn tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả nông sản, thời vụ canh tác… Do đó, sự gắn kết giữa nông dân sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ chặt chẽ hơn.
Ông Nguyễn Phước Cường - Phó Chủ tịch UBND TP. Cao Lãnh, cho biết, đến nay, thành phố đã xây dựng xong bộ tiêu chí và cấu trúc mô hình “Làng thông minh” phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và điều kiện kinh tế - xã hội trong nước.
Bên cạnh đó, thành phố chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc môi trường với 2 thiết bị quan trắc về đất, nước và không khí; hoàn thành hệ thống tưới tự động sử dụng năng lượng mặt trời cho vườn xoài; lắp đặt hàng chục camera giám sát an ninh trật tự; xây hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh với 60 trụ đèn; đầu tư hệ thống giám sát điện, nước thông minh với 50 thiết bị đo chỉ số điện, nước; thiết kế hệ thống sổ tay canh tác điện tử… Tất cả giúp ích rất nhiều cho người dân trong sản xuất và sinh hoạt.
Tại huyện Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp, cùng với hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, huyện còn tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030; thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc ban chỉ đạo chuyển đổi số huyện. Các xã đã thành lập 13 tổ chuyển đổi số, 13 tổ thanh niên chuyển đổi số; các khóm, ấp thành lập 62 tổ công nghệ số cộng đồng. Trong khi, các cơ quan hành chính nhà nước từ huyện đến xã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành và sử dụng hiệu quả các phần mềm ứng dụng trong thực hiện thủ tục hành chính. Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành (iDesk) được triển khai đến 41 đơn vị trên địa bàn; có 97,7% văn bản được ký số theo quy định. Phát triển kinh tế số, xã hội số, huyện triển khai chi trả tiền qua thẻ cho các đối tượng chính sách; phối hợp các đơn vị liên quan triển khai mô hình chợ 4.0 tại chợ Tháp Mười; hướng dẫn doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử. Ngành nông nghiệp huyện ứng dụng phần mềm như: báo cáo và tổng hợp số liệu tình hình sâu bệnh hại cây trồng PPDMS 2.0; số hóa OCOP...
Huyện Tháp Mười đạt và vượt 12/17 chỉ tiêu 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo kế hoạch đã đề ra. Việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) đạt được nhiều kết quả tích cực, khẳng định sự quyết tâm, tiên phong phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới nâng cao của tỉnh đến năm 2025.
Ông Nguyễn Văn Vũ Minh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho hay, tỉnh đã đề ra nhiều định hướng quan trọng để tiếp tục phát triển NTM bền vững trong những năm tới. Trong đó, nông hướng tới phát triển mô hình nông nghiệp bền vững, tiếp tục tập trung phát triển các mô hình nông nghiệp xanh, bền vững và thân thiện với môi trường. Việc tăng cường áp dụng các công nghệ hiện đại, tự động hóa trong sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, đồng thời giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Đồng Tháp đặt mục tiêu xây dựng các mô hình HTX kiểu mới, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận được với thị trường và nâng cao giá trị nông sản. Các HTX sẽ là đầu mối quan trọng để liên kết các hộ nông dân, đồng thời kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu…
Tỉnh Đồng Tháp xác định, việc xây dựng NTM không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền mà còn là trách nhiệm của toàn dân, là nền tảng để xây dựng một tương lai thịnh vượng, bền vững.
Bạch Hân