"Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vùng mí trên 2 mắt sưng nề,ắtbiếndạngđaunhứcsaukhilàmmẫucắtmíchohọcviênthửviệcởsố liệu thống kê về albirex niigata gặp kashima antlers bầm tím, kết mạc đỏ ngầu, không thể mở mắt. Chị còn thấy đau nhức do cắt mí hỏng", Thạc sĩ Phạm Duy Linh, Khoa Phẫu thuật - Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), chia sẻ ngày 3/7.
Kể với bác sĩ, cô gái 20 tuổi ở Hà Nội nói vì hai bên mắt không đều, nhiều nếp mí, chị lên mạng tìm kiếm thông tin để cắt mí. Vô tình thấy một địa chỉ trên Facebook là một spa, thông báo "tuyển mẫu cắt mí" cho học viên nên chị đã gọi điện và được tư vấn làm đẹp miễn phí.
Sau khi cắt mí, cảm thấy mắt bị đau nhức, sưng húp và chảy dịch quanh mắt nhiều. Chị được cơ sở giải thích đây là điều bình thường, vài ngày sau sẽ hết dần. Tuy nhiên, mắt chị vẫn tiếp tục chảy dịch, sưng bầm, phù nề khiến chị không thể mở mắt, đau nhức rất nhiều.
Tới cơ sở thẩm mỹ này để kiểm tra lại, chị được nhân viên thông báo cần đợi vài tháng để mắt phục hồi hoàn toàn, đưa thuốc cho uống. Lo lắng ảnh hưởng tới thị lực, chị đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Linh cho biết đây là tình trạng biến chứng tụ máu, tụ dịch vết mổ sau phẫu thuật cắt mí trên. Đường rạch da phẫu thuật cắt mí nham nhở, không đúng theo giải phẫu thông thường; chỉ khâu bị cộm, sẹo, mất thẩm mỹ. Mắt bầm tím, sưng nề nhiều, còn chảy ít dịch từ vết mổ, hạn chế mở mắt, hạn chế tầm nhìn.
"Tình trạng này có thể do trong quá trình cắt mí, người thực hiện không nắm vững kiến thức giải phẫu, kỹ thuật không chính xác, khâu cầm máu không tốt", bác sĩ Linh giải thích.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được giải quyết tình trạng tụ máu, tụ dịch, phục hồi lại các tổ chức vùng mắt theo lớp giải phẫu bình thường, giúp cải thiện một phần về chức năng và thẩm mỹ.
Theo bác sĩ Linh, cắt mí mắt là tiểu phẫu đơn giản, nhưng hệ lụy khá nặng nề nếu không chọn đúng bác sĩ, đúng cơ sở thực hiện. Mí mắt rất giàu mạch máu, ngay cả các bác sĩ phẫu thuật nhiều kinh nghiệm đôi khi cũng gặp mạch máu lớn. Vì thế, lựa chọn người thực hiện cắt mí mắt không chỉ cần bác sĩ được đào tạo về phẫu thuật thẩm mỹ mà còn có kinh nghiệm xử lý nhanh các tình huống.
Không ít người vì tâm lý ham được làm đẹp miễn phí, nhanh, không cần thủ tục rườm rà, nên chấp nhận làm "chuột bạch" cho các cơ sở làm đẹp để rồi bị biến chứng nặng nề như trợn mi do cắt da quá nhiều, mắt không nhắm kín hoặc không mở được như ban đầu, viêm nhiễm trùng, tụ máu tại vết mổ,...
Theo quy định của Bộ Y tế, chỉ có 3 loại hình được cấp phép phẫu thuật thẩm mỹ gồm: Bệnh viện chuyên về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, thứ hai là khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại các bệnh viện đa khoa; thứ ba là phòng khám có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Các cơ sở thẩm mỹ viện hay spa không được làm các dịch vụ có can thiệp y tế như tiêm, truyền, phẫu thuật xâm lấn, phương pháp gây chảy máu (như cắt mí mắt).
'Cầu cứu' bác sĩ sau khi bọc răng sứ thẩm mỹSau khi bọc răng sứ thẩm mỹ, chị N.H xuất hiện khối sưng cục căng tức vùng răng cửa hàm trên.