Huyện Thường Tín phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng,ệnThườngTínsảnphẩmđượcđánhgiálịch thi đấu ngoai hạng anh lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Qua 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay huyện Thường Tín đã có tổng 179 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó: 152 sản phẩm 4 sao và 27 sản phẩm 3 sao; trên địa bàn huyện hình thành 02 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại xã Hồng Vân và xã Hà Hồi. Năm 2024, huyện có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP đến từ các chủ thể, ở các ngành hàng đỗ gỗ mỹ nghệ, thêu, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng thực phẩm.. các sản phẩm rất đa dạng và phong phú, đặc sắc, có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Thông qua việc đánh giá phân loại sản phẩm OCOP để huyện Thường Tín lựa chọn được các sản phẩm mang đặc trưng, lợi thế của huyện, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời sẽ tạo điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Phát biểu và chủ trì hội nghị, ông Bùi Công Thản, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, cho biết: Để cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng và TP Hà Nội, UBND huyện Thường Tín tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình OCOP, bổ sung thêm nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025; mục tiêu có từ 150 sản phẩm tiềm năng được đánh giá, phân hạng; Mỗi xã có ít nhất từ 02 sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP đạt 3 sao trở lên, tập trung ở nhóm thực phẩm, sản phẩm làng nghề… là những sản phẩm thế mạnh ở địa phương, đã có thương hiệu và đang tích cực xây dựng thương hiệu. Các cơ sở sản xuất hưởng nhiều lợi ích khi tham gia Chương trình OCOP, như: Được cấp sao cho các sản phẩm, tham gia hội chợ xúc tiến thương mại; kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các kênh phân phối hiện đại, tạo chuỗi liên kết bền vững, nâng cao giá trị cho người sản xuất, sản phẩm có chất lượng an toàn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho đơn vị, doanh nghiệp. Chương trình OCOP góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời tạo điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất làng nghề, thúc đẩy khởi nghiệp doanh nghiệp ở khu vực nông thôn. Kết quả tại buổi đánh giá, phân hạng có 48/48 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Sau khi huyện đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, các sản phẩm sẽ hoàn thiện hồ sơ, để Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố để làm căn cứ xét duyệt, quyết định cấp sao cho các sản phẩm.