Watergate: CIA do thám người Mỹ
Tháng 6/1972,ừWatergateđếnPegasusCácphầnmềmgiánđiệpđãpháttriểnnhưthếnàkết quả trận vigo bốn người đàn ông đã bị bắt khi cố gắng đột nhập vào trụ sở Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ trong Tòa nhà Văn phòng Watergate ở Washington, DC, để lấy cắp tài liệu. Việc bắt giữ những tên trộm có quan hệ với Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã tạo ra một vụ bê bối lớn ở Mỹ. Nó không chỉ buộc Tổng thống khi đó là Richard Nixon phải từ chức mà còn gây ra những hậu quả đáng kể cho CIA - cơ quan tình báo đối ngoại dân sự của Mỹ.
Trên hết, toàn bộ vụ việc phơi bày việc CIA do thám công dân Mỹ trên đất Mỹ, đặc biệt nhất là vào những năm 1960, vi phạm tôn chỉ của chính tổ chức này. Việc giám sát này, chủ yếu nhắm vào phong trào phản chiến, được thực hiện theo một cách khá truyền thống. Các điệp viên CIA đã bí mật theo dõi các nhóm “Cánh tả mới” ở các trường đại học và các nơi khác và học văn hóa cũng như biệt ngữ để sau này theo dõi các hoạt động của họ, các thành viên và những người ủng hộ họ ở nước ngoài.
Echelon: Ngũ Nhãn giám sát toàn bộ thế giới
Echelon là một chương trình giám sát được điều hành bởi Mỹ cùng với Úc, Canada, New Zealand và Vương quốc Anh, những quốc gia được gọi là Ngũ Nhãn (Five Eyes). Được hình thành vào đầu những năm 1970, mục đích ban đầu của chương trình là giám sát các hoạt động liên lạc quân sự và ngoại giao của Liên Xô và các đồng minh Khối Warsaw trong Chiến tranh Lạnh.
Nhưng liên minh gián điệp này không chấm dứt hoạt động sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Thay vào đó, nó phát triển thành một tập đoàn phức tạp và rộng lớn, theo một cuộc điều tra của Nghị viện Châu Âu, có thể giám sát lưu lượng dữ liệu toàn cầu thông qua đường truyền vệ tinh, internet và đường dây điện thoại. Mục tiêu của Echelon lúc này là các bộ trưởng Anh, bất kỳ tổ chức chính trị nào được coi là có tính chất lật đổ và thậm chí là đối thủ cạnh tranh thương mại và công nghiệp của Five Eyes.
Giám sát toàn cầu: NSA nghe trộm mọi người
Echelon không phải là dự án duy nhất khai thác lĩnh vực truyền thông toàn cầu. Năm 2013, cựu nhà thầu tình báo Mỹ Edward Snowden đã tiết lộ cách Cơ quan An ninh Quốc gia (National Security Agency - NSA) Mỹ và các tổ chức tình báo Anh phối hợp chặt chẽ với nhau để khai thác dữ liệu điện thoại và internet. Mỹ và Anh khẳng định rằng các dự án gián điệp của họ là cần thiết và được cho phép để chống lại các mối đe dọa an ninh và khủng bố.
Nhưng tiết lộ mà các nhà lãnh đạo như Thủ tướng Đức Angela Merkel, cùng với hàng triệu cá nhân khác, bị NSA theo dõi đã khiến NSA bị nghi ngờ về những lời biện minh này. Những tiết lộ của Snowden đặt sự chú ý vào cái được gọi là ngành giám sát hàng loạt, một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD đã phát triển vượt bậc kể từ năm 2001.
Các công ty công nghệ tham gia cuộc chơi
Tiết lộ của Snowden đã phơi bày một loạt khả năng giám sát đối với các nhà lãnh đạo thế giới. Nhu cầu về phần mềm gián điệp kể từ đó đã tăng lên và một số công ty công nghệ đã bán chúng cho các chính phủ. Các hoạt động hack và xâm nhập các thiết bị liên lạc đã trở thành cách phổ biến để lấy thông tin của các chính phủ và thậm chí cả các công ty tư nhân. Điện thoại thông minh, mạng xã hội và công nghệ trí tuệ nhân tạo đã giúp cho việc này trở nên dễ dàng hơn.
Pegasus: Phần mềm gián điệp được bán làm vũ khí
Pegasus là một phần mềm bí mật biến điện thoại thành thiết bị nghe và đọc nội dung được mã hóa. Được phát triển bởi công ty NSO của Israel, phần mềm gián điệp này cần phải có giấy phép của chính phủ để xuất khẩu vì nó được coi là một loại vũ khí. Các quốc gia bao gồm Hungary, Ấn Độ và thậm chí cả Saudi Arabia đã mua nó. Người phát ngôn của NSO đã nói rằng họ bán phần mềm gián điệp chỉ để sử dụng chống lại bọn tội phạm và khủng bố nghiêm trọng, nhưng các nhà nước, đặc biệt là các nhà nước độc tài, gán cho những người bất đồng chính kiến là khủng bố.
Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) nói rằng Pegasus đã đóng một vai trò trong cuộc đàn áp và giết hại các nhà báo ở Mexico, Azerbaijan và Ấn Độ và đã nhắm mục tiêu vào thiết bị của những người làm việc với các phương tiện truyền thông quốc tế lớn như Associated Press, CNN, The New York Times và Reuters. Bạn bè và người thân của nhà báo Jamal Khashoggi, người đã bị giết bên trong Đại sứ quán Saudi Arabia ở Istanbul vào năm 2018, cũng bị giám sát.
Những sự thật gây sốc về phần mềm gián điệp Pegasus
Phần mềm gián điệp được đặt tên là Pegasus có thể ghi lại các cuộc trò chuyện sử dụng camera, xác định vị trí của người dùng điện thoại, truy cập các tệp tin, xem ảnh, video, e-mail và văn bản, các cuộc trò chuyện qua SMS, kể cả dịch vụ nhắn tin được mã hóa. Theo một danh sách bị rò rỉ, từ năm 2016 đến tháng 6/2021, có khoảng 50.000 số điện thoại di động của các chính trị gia và nhà báo nổi tiếng từ hơn 50 quốc gia trở thành mục tiêu giám sát. Theo truyền thông Anh, phần mềm “Pegasus” có thể là “phần mềm gián điệp mạnh nhất” do các công ty tư nhân phát triển cho đến nay, có thể biến điện thoại thành “thiết bị giám sát 24 giờ”.
Kết quả điều tra cho thấy, đối tượng của Pegasus đến từ hàng chục quốc gia, bao gồm Bahrain, Mexico, Morocco, Azerbaijan, Rwanda, Saudi Arabia, Hungary, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Trong đó, một số thành viên hoàng gia các nước Arab, 65 giám đốc điều hành của các công ty, 85 nhà hoạt động nhân quyền, 189 phóng viên truyền thông, hơn 600 chính trị gia và quan chức chính phủ, và thậm chí 1 Quốc vương, 3 Tổng thống và 10 Thủ tướng (hoặc cựu Thủ tướng) cũng xuất hiện trong danh sách.
Le Monde và Radio France cho biết, ngoài Thủ tướng Edouard Philippe và vợ, còn có các bộ trưởng quan trọng như Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian, Bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner, các Bộ trưởng Kinh tế Tài chính, Chủ tịch Quốc hội, các chính khách thuộc nhiều đảng khác nhau.
Theo Radio France, quốc vương Morocco Mohammed VI cùng nhiều thành viên Hoàng gia Morocco như Hoàng hậu Lalla Salma Bennani, Hoàng tử Moulay Hicham Alaoui cũng “nằm trong danh sách các mục tiêu tiềm tàng”; theo Washington Post, còn có cả Tổng thống đương nhiệm của Pháp (Emmanuel Macron), Tổng thống Iraq (Barham Saleh), Tổng thống Nam Phi (Cyril Ramaphosa).
Tổng cộng có 10 thủ tướng, trong đó có 3 thủ tướng đương nhiệm của Pakistan, Ai Cập, Morocco cũng như những nhà hoạt động và giám đốc điều hành các công ty, các nhà báo của nhiều tổ chức truyền thông trên thế giới, như: AFP, Wall Street Journal, CNN, New York Times, Reuters….
Chiến dịch có hệ thống của Dự án Pegasus chống lại Israel đã khiến những người ủng hộ và đồng tình ủng hộ chiến dịch cô lập Israel về mặt ngoại giao và tẩy chay các sản phẩm của Israel, ít nhất là tại các nước dân chủ; AI cũng đã đệ đơn kiện NSO Group. Mặt khác, nó dẫn đầu chiến dịch chống lại những hành động tàn bạo bị cáo buộc của Israel tại các khu vực do người Palestine thống trị.
Trước những cáo buộc trên, NSO Group đã đưa ra một tuyên bố nói rằng phần mềm “Pegasus” được sử dụng đặc biệt để chống khủng bố, và họ chỉ bán nó cho quân đội, cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan tình báo có hồ sơ nhân quyền tốt; họ đã xuất khẩu phần mềm Pegasus tới 45 quốc gia với sự phê chuẩn của Chính phủ Israel. Chi phí giấy phép tối thiểu khoảng 650.000 USD vào năm 2016, mỗi giấy phép cho phép cài đặt nhiều (hoặc nhiễm trùng, nếu cần) máy.
Ngoài ra, bên mua phải chi một khoản đáng kể để thiết lập cơ sở hạ tầng thu thập, theo dõi và xử lý dữ liệu. NSO giúp thiết lập cơ sở hạ tầng và đào tạo những người sẽ gây lây nhiễm vào điện thoại của mục tiêu, sau đó theo dõi và xử lý dữ liệu. Giá phí cài đặt và dịch vụ này có thể từ khoảng 350.000 USD.
AI cho rằng các cáo buộc sử dụng phần mềm độc hại do thám nguyên thủ quốc gia “là một cuộc khủng hoảng nhân quyền toàn cầu”, cảnh báo “hậu quả rất lớn khi lĩnh vực phần mềm gián điệp không được quản lý tốt”. “Phần mềm này không chỉ đặt ra nguy cơ và gây hại các cá nhân bị chú ý mà còn còn hủy hoại an ninh của môi trường kỹ thuật số nói chung”.AI kêu gọi lập tức ngừng mọi hoạt động xuất khẩu, buôn bán, chuyển giao và sử dụng công nghệ giám sát “cho đến khi có một khung quy định về việc này”.
(Theo VOV)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đổi cả điện thoại và số di động sau khi phần mềm gián điệp Pegasus bị phanh phui.