Tjasa 9 tuổi là con gái của bà Silvija Borko sống tại Billingshausen Goettingen. Nhà của bà Borko nằm sát đường với lưu lượng xe cộ qua lại khá tấp nập. Hàng ngày,ệnchỉcóởĐứcHọcsinhbắttaxiđihọcchínhquyềntrảtiềlịch thi đấu bóng đá anh con gái bà phải tới trường tiểu học công lập và rất đáng tiếc khoảng cách mấy trăm mét từ nhà bà đến bến xe đưa đón học sinh không có đường dành cho người đi bộ. Rất nguy hiểm cho con gái tôi nếu cứ thế đi bộ ra bến xe, bà Borko nói vậy. Cuối cùng, một giải pháp không thể tốt hơn được đưa ra: hàng ngày, 2 lượt con gái bà sẽ được taxi đưa đón cho đoạn đường mấy trăm mét này để bảo đảm an toàn cho cháu. Mỗi lượt đi có giá 25 euro và khoản tiền này do cơ quan hành chính huyện chi trả. Tại thành phố Braunschweig, khu đô thị mới “Heinrich-der - Loewe - Kaserne" đang được xây dựng. Vì đường xá, đường dành cho xe đạp và người đi bộ chưa xong, nên đoạn đường dài 1km từ đó đến trường tiểu học Rautheim được xác định là chưa an toàn. Thêm vào đó là vật liệu xây dựng, xe cộ phục vụ xây dựng để khắp nơi cũng ảnh hưởng tới tầm nhìn khiến cho việc đi bộ qua đây lại càng không an toàn. Trước tình hình đó, thành phố Braunschweig theo quy định chịu trách nhiệm tổ chức xe buýt cho học sinh đến trường đã phải đồng ý với đề nghị của cha mẹ học sinh đang sống từ năm 2019 tại khu đô thị mới này, đó là thuê taxi chở 18 học sinh ngày 2 chuyến đi và về. Tổng số tiền thuê taxi từ 2019 đến cuối năm 2021 khoảng 40.000 euro. Đã có ý kiến coi đây là chi tiền từ ngân sách thành phố không đúng quy định, là một sự lãng phí của công. Thành phố vẫn cho rằng đây là cần thiết và hy vọng đến cuối năm nay, toàn bộ câu chuyện xây dựng khu đô thị mới hoàn tất và có thể dừng chi khoản tiền taxi này. Hợp đồng giáo viên theo năm học Bà Claudia Jochen là giáo viên tiếng Đức ở một trường công lập tại Moesingen thuộc Bang Baden-Wuerttemberg. Bà rất thích công việc này và cho rằng làm giáo viên ở Đức quả là một món quà ý nghĩa đối với bà. Vì bà không thuộc diện công chức giáo viên, mà là viên chức nên cứ đầu năm học, bà lại phải ký lại hợp đồng với nhà trường bởi bắt đầu kỳ nghỉ hè kết thúc năm học là hợp đồng của bà hết hạn. Bà nói điều đó có nghĩa là bang tiết kiệm được một khoản tiền vì không phải trả lương cho bà 6 tuần nghỉ hè này. Và bà phải làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quá cực vì năm nào cũng phải hoàn tất hồ sơ trợ cấp, chỉ sơ sểnh thiếu một loại giấy nào đó là lĩnh đủ. "Có năm, bắt đầu năm học mới tôi mới nhận được tiền thất nghiệp đó", bà cho biết. Đây là chính sách của Bang Baden-Wuerttemberg. Một vài bang khác cũng làm như vậy. Bộ Giáo dục của bang lập luận: Hợp đồng chỉ được ký đến nghỉ hè vì không thể biết rằng năm học mới có nhu cầu tiếp hay không. Đối với bà Jochen thì đã 4 năm cứ ký kiểu hợp đồng như vậy vào đầu năm học. Với chính sách này, mỗi năm học, bang sẽ tiết kiệm được 15 triệu euro vì không phải chi lương 6 tuần cho khoảng 4.000 giáo viên kiểu như bà Jochen. Đây quả là một kiểu chính sách độc đáo khi mà nước Đức đang lâm vào tình trạng thiếu giáo viên công lập nghiêm trọng. (Theo báo chí Đức) Chuyện lạ ở Đức: Hàng nghìn người 'tay ngang' làm giáo viênNăm học này, hiện tượng thiếu giáo viên ở Đức lại tiếp diễn. Nói chính xác là thiếu giáo viên công lập của các trường mầm non, tiểu học và trung học phổ thông cũng như các trường nghề. |