Amazon chính thức xác nhận đang điều tra các cáo buộc một số nhân viên của hãng bán thông tin khách hàng cho bên thứ ba như tại Trung Quốc.
Theđiềutravềcáobuộcnhânviênbándữliệukháchhàlens vs loriento Reuters, Tập đoàn Amazon tuyên bố họ nghi ngờ một số nhân viên của tập đoàn tiết lộ thông tin mật cho những người bán hàng ở Trung Quốc, giúp họ gỡ những đánh giá không tốt về sản phẩm ra khỏi trang Amazon.com. Tập đoàn này đang điều tra nghi án một số nhân viên của tập đoàn ở Trung Quốc tiết lộ thông tin mật cho những người bán hàng, giúp họ gỡ những đánh giá tiêu cực về sản phẩm.
"Chúng tôi đề ra tiêu chuẩn rất cao với nhân viên và những người vi phạm tiêu chuẩn sẽ đối mặt với hình thức kỷ luật, sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động, khả năng bị kiện và truy tố" - người phát ngôn của Amazon nói với Reuters.
Amazon bê bối dữ liệu khách hàng. (Ảnh: KT)
Còn theo tờ Engadget, một số người bán hàng đã trả đến 2.000 USD để lấy dữ liệu bán hàng nội bộ và địa chỉ email của người đánh giá để thuyết phục họ thay đổi hoặc xóa các đánh giá không tốt. Một số trường hợp khác, họ trả tiền cho nhân viên của Amazon để xóa các đánh giá tiêu cực.
Những người trung gian cho nhân viên Amazon ở Thâm Quyến, Trung Quốc rao bán dữ liệu về doanh thu, địa chỉ email của những người đánh giá sản phẩm, cũng như dịch vụ xóa lời nhận xét tiêu cực về sản phẩm, khôi phục những tài khoản mà Amazon đã khóa. Người mua trả mức phí từ 80 - 2.000 USD để nhân viên Amazon thực hiện những việc đó, theo Wall Street Journal.
Việc mua bán dữ liệu cũng giúp cho các doanh nghiệp những lợi thế. Họ biết thói quen mua sắm của khách hàng, từ khóa phổ biến... Người kinh doanh có thể viết lại mô tả sản phẩm và quảng cáo để tăng cơ hội cho sản phẩm.
Quá trình điều tra nội bộ của Amazon bắt đầu từ hồi tháng 5, sau khi Eric Broussard, phó chủ tịch giám sát thị trường quốc tế của Amazon, nhận những lời phản hồi về hành vi mua dữ liệu ở Trung Quốc. Sau đó tập đoàn đã siết chặt quản lý ở đây.
Amazon là công ty thương mại điện tử lớn nhất nước Mỹ, hiện có khoảng 560.000 nhân viên trên khắp thế giới. Tại sàn này, khách hàng có thể mua những sản phẩm do công ty này bán trực tiếp hoặc những nhà bán lẻ khác.
Theo Bloomberg Businessweek, Amazon chiếm khoảng 5% thị phần tiêu dùng bán lẻ của Mỹ, không gồm ôtô và các phụ tùng ôtô, nhà hàng và quán bar. Dự kiến, cuối năm nay, Amazon sẽ chiếm 49% tổng giá trị mua sắm trực tuyến toàn châu Mỹ. Amazon cũng đã trở thành công ty thứ 2 tại Mỹ, sau Apple cán mốc giá trị vốn hóa 1.000 tỷ USD./.
Theo VOV
Sau Apple, Amazon thành công ty nghìn tỷ USD thứ hai thế giới
Amazon vừa gia nhập câu lạc bộ công ty nghìn tỷ USD sau Apple chưa tới một tháng khi giá trị cổ phiếu đạt kịch trần 2.050,27 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 4/9.