当前位置:首页 > Cúp C2

Biến cố của Khánh trong 'Thương ngày nắng về' có thể xảy ra với bất kỳ ai_kq bd seria

 * Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả   

Thương ngày nắng vềđang là một bộ phim nhận về vô số phản ứng gay gắt của khán giả truyền hình vì cho rằng biên kịch đang làm lố,ếncốcủaKhánhtrongThươngngàynắngvềcóthểxảyravớibấtkỳkq bd seria cố tình đẩy cao trào, gây nên sự dài dòng, lê thê, xa rời chủ đề chính. Khi lặng lẽ theo dõi các diễn đàn về bộ phim, đọc những lời chỉ trích rất nặng nề về các tình tiết khiên cưỡng trong 'Thương ngày nắng về', cá nhân tôi lại có một suy nghĩ rất khác. 

Một cảnh trong phim.

Cũng bởi, tôi cho rằng phim ảnh cũng như đời sống, dù muốn hay không trong những thời điểm nhất định, chúng ta vẫn phải đối diện với những cơn bão giông ập đến bất ngờ. Biến cố của nhân vật Khánh, một người vợ trẻ lẽ ra đang rất yên ấm với gia đình nhỏ của mình, hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta. Quan trọng là sau khi bước ra từ cơn bão ấy, mỗi người sẽ biết trân trọng, yêu thương hơn những ngày nắng ấm bình an và nhiều hạnh phúc. Và thực tế, những tập phim kế tiếp, Khánh đã quyết định ly hôn và có cơ hội gặp gỡ được nhiều niềm vui mới trong cuộc đời mình. Do đó, nếu chú tâm theo dõi mạch phim Thương ngày nắng về, chúng ta sẽ có góc nhìn thấu hiểu và đồng cảm hơn.

Khánh (Lan Phương đóng) đang là một trong những từ khóa nổi bật nhất mạng xã hội hiện nay. Cuộc sống hôn nhân của Khánh đã phải đối mặt với biết bao sóng gió từ chuyện mẹ chồng cay nghiệt, chị chồng gian xảo cho đến thái độ bàng quan của người chồng nhu nhược, chưa bao giờ dám đứng ra bênh vực vợ con trước áp lực gia đình. Nhiều khán giả khi xem phim đã ví von hài hước rằng chuyện làm dâu của Khánh gian nan số một thì không ai dám nhận số 2.

Từ khi chấp nhận Khánh về làm dâu do đã trót “ăn cơm trước kẻng”, bà Hiền và Thương, chị chồng Khánh luôn tỏ rõ thái độ khinh miệt, xem thường cô. Thậm chí, khi mua nhà ra ở riêng, Khánh vẫn luôn bị mang tiếng là “cục nợ” của gia đình chồng. Suốt 10 năm làm dâu, tận tụy chăm sóc hai đứa con đang tuổi lớn, đảm nhận luôn vai trò trụ cột kinh tế, chịu khó thức đêm, tăng ca để nhanh chóng trả hết nợ ngân hàng, Khánh cứ ngỡ chỉ cần cố gắng cuộc sống về sau của vợ chồng cô sẽ hạnh phúc, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, khi vừa trả hết khoản tiền nợ xong thì cuộc đời của cô lại vấp phải biến cố khác.

Người chị chồng bị gã bồ cũ phản bội, gây nên số tiền nợ khổng lồ khiến bố mẹ chồng cô phải bán nhà. Trong khi bố chồng lựa chọn về quê mẹ chồng và chị chồng lại dọn về sống cùng gia đình của cô. Vốn không ưa nhau nên khi sống cùng một nhà, những va chạm giữa Khánh và mẹ chồng, chị chồng liên tục xảy ra. Tình tiết phim được đẩy lên cao trào ở tập 20 (phần 2) khi Khánh bị chị chồng gài bẫy để Mạnh, gã bồ cũ của Thương cưỡng hiếp. Chứng kiến hình ảnh Khánh trên giường với người đàn ông khác, Đức đã im lặng bỏ về còn bà Hiền ra sức đay nghiến con dâu. 

Phim có nhiều cảnh xúc động về tình mâu tử.

Dù đã cố gắng cầu cứu em gái Vân Trang để tìm ra bằng chứng thép là tờ khám xét nghiệm nồng độ thuốc mê từ bệnh viện, nhưng Khánh vẫn rơi vào tuyệt vọng vì không nhận được sự tin tưởng từ bất kỳ ai trong gia đình chồng. Tình tiết người chồng xé toạc tờ giấy xét nghiệm trước ánh mắt vô hồn của Khánh khiến nhiều khán giả, trong đó có tôi, rơi nước mắt vì xót xa. Có lẽ, tận cùng của bi kịch mà Khánh phải gánh chịu chính là việc đánh mất lòng tin từ gia đình, đặc biệt là từ người chồng đã từng đầu ấp tay kề trong suốt 10 năm qua. Thiết nghĩ, mọi nỗi đau trên đời đều có thể nguôi ngoai nếu chúng ta tìm được điểm tựa là niềm tin của những người thân yêu chung quanh mình. Tuy nhiên, Khánh đã không tìm được sự gắn kết và chia sẻ ấy từ chồng và những người mà cô đã tận tụy hy sinh. 

Cuối cùng, nhân vật Khánh đã lựa chọn ra đi vì hy vọng cô và người chồng có thời gian bình tĩnh, suy xét lại mọi việc. Một chi tiết rất ấn tượng trong mạch phim ở giai đoạn này là cuộc hội ngộ giữa Khánh và bà Nga cùng cậu và các em. Khi biết Khánh gặp chuyện, bà Nga đã dang tay đón cô quay trở về. Nhìn thấy mẹ, Khánh khóc nức nở. Bà Nga đã an ủi con gái bằng câu nói ấm ám quen thuộc: “Không sao đâu, có mẹ đây rồi. Về nhà với mẹ đi con”. Đây là tình tiết gây xúc động với người xem, truyền tải được thông điệp rất hay về tình cảm gia đình. Khi cả thế giới quay lưng thì nhân vật Khánh vẫn tìm được chút “nắng ấm” và chỗ dựa tinh thần cực kỳ lớn từ chính gia đình nơi cô sinh ra và lớn lên. 

Bi kịch trong hôn nhân của Khánh hẳn cũng là mảnh ghép từ rất nhiều câu chuyện trong cuộc sống đời thật của những người phụ nữ, khi phải gánh trên vai quá nhiều trọng trách trong gia đình. Ngay từ phần 1, nhân vật Khánh vẫn thường xuyên bị bà Nga, mẹ ruột của cô, mắng vì không biết sắp xếp cuộc sống của bản thân, lúc nào cũng chỉ biết ôm đồm, hy sinh cho chồng con. Những biến cố và vết thương mà Khánh phải trải qua, xét cho cùng, là vô cùng cần thiết, để cô có thể mạnh mẽ hơn sắp xếp lại cuộc sống của chính bản thân mình. Thiết nghĩ, trong cuộc sống đời thật, đã có bao nhiêu người phụ nữ vì tất bật hy sinh cho gia đình, chồng con mà rơi vào tình trạng như Khánh, hẳn sẽ có thêm động lực rất lớn để thay đổi. 

Dẫu rằng biến cố là điều bất kỳ ai cũng không mong muốn nhưng nếu chẳng may gặp phải bão giông của cuộc đời mình, chúng ta hãy mạnh mẽ đối diện và vượt qua nó. Chắc chắn sau cơn bão ấy sẽ là những ngày nắng ấm tràn về, mang đền niềm tin mới cho cuộc đời của mỗi chúng ta. Thương ngày nắng về, khi xét ở khía cạnh tích cực, là một bộ phim truyền tải thông điệp rất hay và tràn đầy tính nhân văn. 

Dương Lê Diệu Hiền

Nếu bạn có ý kiến, hãy gửi cho chúng tôi bài viết vào địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn có thể không trùng với quan điểm của bài viết đã đăng trên VietNamNet.  

分享到: