Cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại nặng nề tại nhiều tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Trước nhu cầu điều phối thông tin cứu hộ,ùngcôngnghệkếtnốitìnhnguyệnviêngiúpdânmùalũkeo nha cai f88 cứu nạn và cứu trợ cho đồng bào, hơn 30 kỹ sư người Việt trên khắp thế giới đã đưa vào vận hành Mạng lưới Thông tin Cứu nạn Khẩn cấp – Emergency Rescue Information Network (ERIN).
ERIN 2024 được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ và kinh nghiệm sẵn có từ các dự án Cứu hộ Miền Trung (2020) và Thầy thuốc Đồng hành (2021), cùng tâm huyết của đội ngũ chuyên gia công nghệ đang làm việc tại trong và ngoài nước.
Chỉ với một thiết bị có kết nối Internet, sau khi hoàn thành quá trình đào tạo trực tuyến, các tình nguyện viên có thể trực tiếp tham gia mạng lưới thông tin cứu nạn khẩn cấp mà không bị giới hạn bởi thời gian, vị trí. Những người này sẽ thực hiện trực tuyến các nhiệm vụ như tiếp nhận yêu cầu cứu hộ, xác minh, sàng lọc, phân loại thông tin từng trường hợp cứu hộ…
Sau khi được khởi động, Mạng lưới Thông tin Cứu nạn Khẩn cấp đã trở thành trung tâm tiếp nhận dữ liệu, điều phối nguồn lực và cập nhật kết quả cứu trợ theo thời gian thực. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người cung cấp thông tin.
Thông tin cứu nạn được ERIN tiếp nhận qua số điện thoại hotline miễn phí 1800.6132. Tổng đài này luôn trong trạng thái hoạt động 24/7 để tiếp nhận mọi yêu cầu cứu trợ từ đồng bào trong các khu vực xảy ra thiên tai, không bỏ sót trường hợp cần cứu trợ.
Trên cơ sở thông tin do cộng đồng cung cấp và thông tin được quét từ mạng xã hội, mạng lưới sẽ tiến hành xác minh, sàng lọc, phân loại từng trường hợp cần cứu hộ. Đây sẽ trở thành một hệ cơ sở dữ liệu đầy đủ và toàn diện, làm nền tảng cho công tác điều phối hoạt động cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ tại nhiều địa phương.
Nhờ đó, các hộ gia đình cần cứu trợ sẽ được kết nối với đội cứu trợ gần nhất, giảm thiểu tình trạng thông tin phân tán, thiếu hệ thống và quá tải đường dây. Cơ quan, tổ chức, các đoàn cứu trợ sẽ được kết nối với khu vực, trường hợp tương thích về vị trí, tuyến đường, nhu cầu, nhân lực và vật lực, từ đó giảm thiểu rủi ro và tình trạng lãng phí nguồn lực.
Tính đến chiều ngày 12/9, sau 24 giờ triển khai, Mạng lưới đã tiếp nhận thông tin về 1.300 hộ dân cần ứng cứu, duy trì liên tục 30 tình nguyện viên trực tổng đài với hơn 800 cuộc gọi được thực hiện.