Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu_lich bd anh
- Bệnh thủy đậu không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà ngay cả đối với những người trưởng thành,ácbiếnchứngnguyhiểmcủabệnhthủyđậlich bd anh nếu chưa có miễn dịch thì khả năng mắc bệnh là rất cao. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh có thể gây nên một số biến chứng, đặc biệt ở người lớn sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, việc phòng bệnh cho mọi người là rất quan trọng.
Bé trai lở loét toàn thân do tắm lá chữa thuỷ đậu
Những hiểu sai về thủy đậu
Bà bầu dính thủy đậu, bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh
Bệnh thủy đậu không chỉ lây lan theo đường hô hấp qua không khí như khi người bệnh thở mạnh, ho, hắt hơi mà còn lây gián tiếp qua quần áo, chăn, màn, đồ chơi hoặc dụng cụ sinh hoạt của người bệnh.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Bệnh có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết hay viêm não, viêm phổi... Những trẻ đang bị bệnh hay mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc dùng corticoid kéo dài, trẻ nhỏ dưới 6 tháng... đều dễ diễn biến bệnh nặng.
Biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng da do ngứa, do bệnh nhân gãi nhiều làm vỡ các nốt phỏng rất dễ lây lan ra các vùng da khác và làm cho nốt thủy đậu dễ nhiễm trùng mưng mủ, lở loét. Do vậy, các trường hợp này, khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo và nhiễm trùng da thậm chí gây nhiễm trùng huyết.
Bản chất của bệnh thủy đậulà một loại bệnh lành tính nhưng cũng có thể có một số người bệnh bị biến chứng nặng chẳng hạn như viêm tai ngoài, viêm tai giữa hay viêm thanh quản, hoặc biến chứng nguy hiểm như: viêm thận cấp (đi tiểu ra máu) nhưng sau khoảng vài tuần sẽ khỏi.
Một số trường hợp khác có thể dẫn đến biến chứng viêm não - màng não rất nguy hiểm khả năng gây đến tử vong cao nếu cấp cứu không kịp thời, đặc biệt là ở người trưởng thành dễ mắc biến chứng này hơn trẻ nhỏ.
Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậusẽ cực kì nguy hiểm vì dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở ba tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sảy thai, hoặc sau khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân hoặc bại não, sẹo bẩm sinh... (chiếm tỉ lệ khoảng 2%). Nếu bị trong những ngày sắp sinh hoặc sau khi sinh trẻ sẽ bị lây bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều, dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm đường hô hấp nặng.
Lời khuyên từ thầy thuốc đối với người bị bệnh thủy đậu
Phòng bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là dùng vắcxin cho trẻ và cả người lớn chưa có miễn dịch đối với bệnh thuỷ đậu. Bởi vậy, mọi người có thể đưa trẻ hoặc bản thân mình muốn tiêm phòng vắcxin phòng bệnh thủy đậu, hãy đến các trung tâm y tế dự phòng của quận hay huyện để tiêm. Song song với các biện pháp phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thật tốt nhằm nâng cao sức đề kháng.
Chăm sóc người bệnh bị thủy đậu
Làm thế nào để vừa chăm sóc tốt cho người bị bệnh thủy đậu, vừa bảo vệ được bản thân khỏi lây nhiễm?