Năm 2017 là năm kỉ niệm 30 năm Việt Nam mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ba thập kỷ đánh dấu một chặng đường phát triển đáng ghi nhận,ôngnghệphầnmềmsẽthuhẹpkhoảngcáchgiữadoanhnghiệpFDIvànộiđxem tỷ số cúp c2 đưa nền kinh tế nước ta từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành một trong những điểm sáng trên toàn cầu. Tính tới tháng 9/2017, Việt Nam đã thu hút khoảng 23.000 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký hơn 300 tỷ USD.
Song vẫn còn đó nhiều điều trăn trở cho các nhà kinh tế vĩ mô. Một trong số đó là việc Việt Nam đang có nguy cơ rơi vào tình trạng “một nền kinh tế - hai tốc độ”. Phát biểu tại diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ (6/2017), ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu: “Một thực trạng phải thừa nhận là kết nối cộng sinh trong kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn còn mờ nhạt, hiệu ứng lan toả về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế. Trong các dự án FDI có quá ít liên doanh (khoảng 80% FDI ở Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài)”.
Vì vậy, việc cấp bách cần thực hiện là rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước. Chỉ lúc đó, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể tránh khỏi tình trạng trên và xử lý thành công bài toán kết nối vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Công nghệ phần mềm là một giải pháp hiệu quả cho bài toán kết nối doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp nước ngoài có những điểm mạnh riêng và sở hữu công nghệ hàng đầu. Những công nghệ này có thể giúp Việt Nam cải thiện việc xúc tiến thương mại, sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Sự giúp sức này có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa bắt kịp nhanh chóng với nhịp độ kinh tế thế giới.