Năm 1947,ựthậtvềngàysinhcủaHoànghậuNamPhươkèo chuẩn nhà cái vì tình hình biến động trong nước, Hoàng hậu cùng năm con sang Pháp và cư ngụ trong lâu đài Thorenc ở thành phố Cannes. Năm 1963, Hoàng hậu từ trần đột ngột trong sự cô đơn tại một làng nhỏ tên Chabrignac ở miền Trung nước Pháp. Bà được chôn ngay trong nghĩa địa của làng.
Trong tấm hình chụp ngôi mộ của Hoàng hậu, người ta thấy một tấm bia lớn ghi dòng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi lăng”, và một tấm bia nhỏ hơn ghi bằng tiếng Pháp: “Nơi đây an nghỉ Hoàng hậu Nam Phương, nhũ danh Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào. 14.11.1913 - 15.9.1963”. Hàng số sau là ngày mất của Hoàng hậu, vậy thì hàng số trước chỉ có thể là ngày sinh.
Tấm bia nhỏ này gây ra nhiều câu hỏi: Tại sao ngày sinh lại khác với ngày 4-/12/1914 được mọi người công nhận là ngày sinh chính thức suốt bao năm nay? Ai là người đã đứng ra xây mộ và cung cấp thông tin để khắc lên tấm bia? Người này chỉ có thể là một trong năm người con của Hoàng hậu Nam Phương, hoặc là một người thân trong gia đình Hoàng hậu. Nhưng các hoàng tử, công chúa con của Hoàng hậu Nam Phương không thể cung cấp sai ngày sinh của mẹ.
Hoàng hậu Nam Phương mất đã 60 năm, nhưng điều bí ẩn đó vẫn chưa có lời giải đáp. Vấn đề dừng ở đó với những câu hỏi không lời giải đáp cho đến năm 2017, khi nhà sử học người Pháp François Joyaux đi qua vùng Corrèze và ghé thăm mộ Hoàng hậu Nam Phương.
François Joyaux là giáo sư đại học chuyên về lịch sử các nước vùng Viễn Đông nhưng ông thú thật không biết gì nhiều về Hoàng hậu Nam Phương. Bị thu hút bởi cuộc đời một nhân vật mà có rất ít tài liệu lịch sử nói tới, ông quyết định viết quyển tiểu sử về Hoàng hậu và đã tìm gặp rất nhiều người, nhất là những nhân chứng quen biết Hoàng hậu vào thời gian bà ở làng Chabrignac.
Hoàng hậu Nam Phương năm 2 tuổi. Nguồn: wikipedia. |
Về những người trong gia đình Hoàng hậu, François Joyaux đã phỏng vấn Công chúa Phương Dung (một cuộc phỏng vấn năm 2018), Pascal Lê Phát Tân, cháu gọi bà Nam Phương là bà cô (hai cuộc phỏng vấn năm 2018), và một nhân vật giấu tên mà tác giả đã phỏng vấn bốn lần trong ba năm 2017, 2018 và 2019.
Kết quả là quyển sách Nam Phuong - La dernière impératrice du Vietnam(Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam), xuất bản năm 2019. Trong phần đầu quyển sách, tác giả khẳng định ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương là 14-11-1913, như khắc trên tấm bia nhỏ.
Cuối sách, tác giả viết: “Người ta đôi khi thấy, kể cả trong các văn bản chính thức, ngày 4/12/1914. Đó là thông tin sai. Nguyên nhân là ngày sinh thật sự 14/11/1913 không thuận lợi đối với các chiêm tinh gia của triều đình, và họ thay đổi ngày vào dịp đám cưới, năm 1934.
Hơn nữa, cần để cho Hoàng hậu tương lai trẻ hơn nhiều so với Hoàng đế, vì Hoàng đế sinh ngày 22/10/1913, nghĩa là chỉ trước Hoàng hậu có ba tuần lễ mà thôi”. Nguồn của thông tin này đến từ cuộc nói chuyện của tác giả với nhân vật giấu tên ngày 27/10/2017.
Trước hết, cần nêu một điểm kém chính xác trong đoạn trên của tác giả François Joyaux: không phải “đôi khi” người ta thấy ghi ngày sinh 4/12/1914, mà tất cả các tài liệu cho đến nay đều công nhận đó là ngày sinh của Hoàng hậu.
Tác giả chỉ căn cứ vào lời nói của một người, hơn nữa lại ẩn danh, để khẳng định một điều hoàn toàn mới là sự thật, mà không yêu cầu người đó đưa ra văn bản, hay chứng cớ để biện minh cho quan điểm của mình. Lời khẳng định của nhân vật ẩn danh có thể đúng nhưng thiếu chứng cớ nên không hoàn toàn thuyết phục.
Và tác giả François Joyaux với tư cách là một sử gia có lẽ đã quyết đoán hơi hấp tấp, trừ phi tác giả có những thông tin khác mà không trình bày hết. Tuy chúng tôi thấy chưa đủ độ tin tưởng để đồng ý với quan điểm của François Joyaux, nhưng vẫn thắc mắc muốn tìm hiểu tại sao có ngày 14/11/1913, được cho là ngày sinh thật sự của Hoàng hậu Nam Phương, khác biệt 12 tháng 20 ngày so với ngày sinh chính thức 4/12/1914.
Như đã nói, hàng năm triều đình đều tổ chức mừng sinh nhật của Hoàng hậu, gọi là lễ Trường Hy, vào ngày 17 tháng mười âm lịch. Không lẽ suốt bao nhiêu năm Hoàng hậu Nam Phương lại tham dự vào lễ mừng sinh nhật không đúng với ngày sinh của mình? Vì tò mò, chúng tôi đã kiểm tra xem ngày 14/11/1913 tương ứng với ngày nào theo âm lịch và kết quả thật bất ngờ, ngày 14/11/1913 theo âm lịch là ngày... 17 tháng mười năm Quý Sửu.
Như vậy, các nhà chấm số tử vi của triều đình thấy tuổi của Hoàng hậu quá gần với tuổi Vua Bảo Đại bèn cho Hoàng hậu trẻ đi đúng một năm, để Hoàng hậu sinh năm Dần (1914) thay vì năm Sửu (1913), mà vẫn giữ nguyên ngày sinh theo âm lịch là ngày 17 tháng mười, ngày tổ chức lễ Trường Hy cho Hoàng hậu hàng năm.
Như vậy, ta có cách lý giải hợp lý cho ngày sinh 14/11/1913 ghi trên mộ Hoàng hậu và có thể tin tưởng đó là ngày sinh thật sự của Hoàng hậu Nam Phương.
Về sau, chúng tôi có thêm nhiều bằng chứng chính thức khác:
- Sổ khai sinh của tòa Đốc lý thành phố Sài Gòn năm 1913 trích trong hồ sơ của Trung tâm Quốc gia Văn khố Hải ngoại ở Aix-en- Provence, Pháp. Sổ khai sinh ở số thứ tu 130 ghi: Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào sinh ngày 14 tháng 11 năm 1913 lúc 5 giờ 15 phút chiều, con của Pierre Nguyễn Hữu Hào và Marie Lê Thị Bình.
- Sổ rửa tội tại Thánh đường Sài Gòn năm 1913. Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn chứng nhận Jeanne Mariette Nguyễn Thị Lan sinh ngày 14 tháng 11 năm 1913 tại Sài Gòn, được Linh mục Eugène Soullard rửa tội ngày 18 tháng 11 năm 1913 tại Thánh đường Sài Gòn. Cha đỡ đầu là Jean-Baptiste Lê Phát Thanh, mẹ đỡ đầu là Agnès Huỳnh Thị Tài.
- Bản sao giấy khai tử chứng nhận Jeanne Mariette Nguyễn Hào sinh ngày 14/11/1913, mất ngày 15/9/1963 tại Chabrignac lúc 16 giờ 30 phút. Người khai là Thái tử Bảo Long, 27 tuổi, sĩ quan. Giấy khai tử lập ngày 16/9/1963 lúc 8 giờ 15 phút, do Thị trưởng Henri Bosselut, viên chức hộ tịch, ký cùng với người khai, Thái tử Bảo Long.
Bản sao giấy khai tử do Tòa thị xã Chabrignac cấp ngày 20-2-2023.
Giấy khai sinh và khai tử ghi tên họ là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào, đúng theo tên chính thức lúc khai sinh. Giấy rửa tội thì ghi tên thánh Jeanne Mariette kèm theo tên Việt Nam là Nguyễn Thị Lan. Cả ba tài liệu đều ghi ngày sinh là ngày 14/11/1913.
(责任编辑:La liga)