当前位置:首页 > La liga

Xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt_kèo bóng đá hôm nay trực tiếp

Không nên uống hạ sốt quá sớm

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng,ửtríđúngcáchkhitrẻbịsốkèo bóng đá hôm nay trực tiếp Nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, sốt chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh tự miên hoặc các bệnh lý ác tính...

Nếu sốt không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì để nguyên, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên và phần lớn các bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi.

Trẻ được xác định bị sốt khi trên 37,5. Từ 37,5 – 38 độ C được cho là sốt nhẹ; sốt vừa (38-39 độ); sốt cao (39-40 độ), rất cao khi sốt trên 40 độ C. Khi đo nhiệt độ cho trẻ, nên đo ở nách, cho độ chính xác cao nhất.

{keywords}
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng 

 

Tuy nhiên PGS Dũng lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ.

Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Khi dùng thuốc hạ sốt, an toàn nhất là thuốc paracetamol với liều 15mg/kg thể trọng, cách nhau sau mỗi 4-6 giờ.

Tuyệt đối không cho trẻ dùng xen kẽ các loại thuốc hạ sốt, vì mỗi thuốc có liều dùng khác nhau, khoảng cách các lần uống khác nhau, đồng thời không tự ý nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn của trẻ do phương pháp này hấp thu thất thường, nếu trực tràng có phân sẽ ít tác dụng.

Trường hợp buộc phát nhét thuốc qua đường hậu môn, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc. Ngoài ra, không nên bôi dầu hay dùng miếng dán vì có thể làm hại da trẻ.

Đặc biệt, PGS Dũng lưu ý, cha mẹ không nên lạm dụng thuốc chống động kinh khi trẻ co giật vì đến nay, các nghiên cứu cho thấy, việc uống thuốc cũng không có tác dụng trong việc làm giảm co giật nếu trẻ có cơ địa co giật.

Thay vào đó, khi trẻ co giật, không nên cho uống hay làm gì, vì có thể gây sặc. Đợi hết cơn, cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn sau rồi đưa trẻ đến bệnh viện.

Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ.

Chăm sóc khi trẻ bị sốt

ThS Nguyễn Thị Thu Hằng, Phòng Điều dưỡng, BV Nhi TƯ chia sẻ, khi trẻ bị sốt, cần để trẻ nằm phòng thoáng, tránh gió lùa, hạn chế số lượng người xung quanh, đồng thời nới bớt quần áo cho trẻ và chườm ấm hạ sốt.

Dụng cụ chuẩn bị: 5 khăn nhỏ có khả năng thấm nước tốt; nhiệt kế; chậu nước ấm (1/2 nước lạnh +1/2 nước ấm).

Trước khi chườm ấm, cha mẹ cần vệ sinh tay, để trẻ nằm ngửa trên giường, bỏ bớt/nới rộng quần áo của trẻ.

{keywords}
Nên chườm ấm cho trẻ thay vì chườm lạnh 


Dùng khăn nhúng vào chậu nước, vắt ráo nước và lau toàn thân cho trẻ, chủ yếu tại các vị trí: trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân. Có thể đặt khăn trên trán, 2 bên hõm nách và 2 bên bẹn của trẻ.

Khi khăn bớt ấm, nhúng lại vào chậu nước, vắt ráo nước và lặp lại hành động như trên cho đến khi nhiệt độ giảm.

Tuyệt đối không chườm cho trẻ bằng nước lạnh. Vì khi chườm lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, lỗ chân lông cũng co lại làm nhiệt không thoát ra ngoài được và trẻ sẽ càng sốt cao hơn.

Nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và viêm phổi do làm tăng khả năng sử dụng oxy lên.

Khi nước ở trong chậu hết ấm thì thay chậu nước khác hoặc cho thêm nước nóng, kiểm tra lại nhiệt độ của nước và lau người tiếp cho trẻ.

Đo lại thân nhiệt của trẻ sau mỗi 15 – 30 phút chườm để kiểm tra sự thay đổi của nhiệt độ. Dừng chườm cho trẻ khi nhiệt độ < 37,5 độ C. Lau khô người và mặc lại quần áo mỏng cho trẻ.

Thúy Hạnh

 

Bé 2 tuổi sốt 2 tháng không dứt, đi khám mới biết ruột thủng 50 lỗ vì giun

Bé 2 tuổi sốt 2 tháng không dứt, đi khám mới biết ruột thủng 50 lỗ vì giun

Trên đoạn ruột dài 30cm, bác sĩ phát hiện tới 50 lỗ thủng có kích thước lớn 0,5-1cm do giun tròn gây ra.

分享到: