Pimchai Chaiyen (bìa trái) hướng dẫn mọi người cách biến rác thải thực phẩm thành khí sinh học. (Ảnh: Panitan Thakhiew) |
Điểm sáng trong nghiên cứu khoa học Đông Nam Á
Nhờ Pimchai Chaiyen,ĐôngNamÁhợplựcvìsứcmạnhkhoahọkeo nha cai . net cộng đồng Mahaphot tại tỉnh Nan (Thái Lan) đã có thể “thu hoạch” từ thức ăn thừa. Năm 2019, nhà hóa sinh và nhóm của Chaiyen đến từ Viện Khoa học và Công nghệ Vidyasirimedhi (VISTEC) lắp đặt các bồn nhựa lớn chứa hệ thống phân hủy hô hấp kỵ khí (anaerobic) tại trường học, trung tâm công cộng và tu viện. Họ chỉ cho người dân địa phương cách vi sinh vật phân hủy thức ăn trong các bồn nhựa để tạo khí sinh học (biogas) và phân bón.
Chaiyen mong muốn tạo ra công cụ hữu ích để hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn. Nếu không xử lý rác thải thực phẩm đúng cách, hầu hết sẽ kết thúc trong bãi rác, sinh ra khí mê-tan và carbon dioxide, góp phần vào tình trạng nóng lên của toàn cầu.
Chaiyen là Nhà khoa học tiêu biểu Thái Lan năm 2015, danh hiệu cao nhất cho các nhà khoa học trong nước. Tổ chức của cô là điển hình cho tiến bộ trong nghiên cứu của Thái Lan.
Theo Nature Index – bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu, các quốc gia và khu vực trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, sự sống và khoa học trái đất của Nature Research, năm 2020, số lượng các nhà khoa học trên đầu người của Việt Nam xếp thứ 4 tại Đông Nam Á, sau Singapore, Thái Lan, Malaysia. Còn theo phân tích năm 2019 của Viện Thông tin khoa học (ISI) của Clarivate, giai đoạn năm 2014 – 2018, số lượng nghiên cứu của Malaysia, Thái Lan và Việt Nam tăng gần gấp đôi.
Tạp chí Nature nhận định điều này có được một phần là do nhiều trường đại học trong khu vực chuyển tập trung từ giảng dạy sang nghiên cứu nhằm cải thiện thứ hạng quốc tế, thu hút thêm nguồn tài trợ và sinh viên. Trong bối cảnh R&D ngày càng được công nhận giúp một quốc gia tiến bộ, các chính phủ cũng thành lập các bộ hay chính sách mới nhằm thúc đẩy nghiên cứu. Chẳng hạn, năm 2008, Việt Nam ra mắt Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia; Malaysia giới thiệu Kế hoạch chiến lược Giáo dục Đại học Quốc gia 10 năm vào năm 2015; Thái Lan thành lập Bộ Giáo dục Đại học, Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới năm 2019, hợp nhất các chức năng được phân chia giữa các cơ quan chính phủ trước đây.
Thái Lan, Việt Nam, Indonesia cũng giới thiệu quy định, yêu cầu nghiên cứu sinh và nhà nghiên cứu phải xuất bản các nghiên cứu trước khi có học vị Tiến sỹ hoặc Giáo sư. Vì vậy, số lượng nghiên cứu cũng tăng lên, dù không phải lúc nào cũng có chất lượng tốt hơn, theo Numpon Mahayotsanun, thành viên điều hành Học viện Nhà khoa học trẻ Thái Lan. Ông cho rằng, một số chương trình nghị sự và lộ trình khoa học “tốt trên lý thuyết” nhưng làm được hay không lại là vấn đề khác.
Hợp tác trong – ngoài nước là chìa khóa
Là kỹ sư cơ khí của trường Đại học Khon Kaen (Thái Lan), Mahayotsanun hợp tác với các công ty vũ trụ, không gian và ô tô để hỗ trợ quy trình thiết kế và sản phẩm. Tuy nhiên, ông thường gặp cản trở vì thủ tục hành chính. Chẳng hạn, nếu rời trường để đến gặp công ty nào đó, ông phải xin cấp trên. Cấp trên lại phải xin cấp trên nữa để ký giấy tờ. Dù đã là Giáo sư được 11 năm, ông vẫn lặp đi lặp lại điều này.
Mahayotsanun nghĩ rằng quan chức chính phủ dường như không để tâm tới tốc độ trong xử lý kinh doanh. Đợi tới khi ông được duyệt thì đã quá muộn. Thị trường không thể chờ ông.
Nhà khoa học Chaiyen đồng tình với ý kiến này. Hiện tại, phần lớn nghiên cứu cơ bản của Thái Lan đều không đi hết chặng đường từ phòng thí nghiệm ra thị trường. Theo cô, chính phủ cần kiên nhẫn và kiên trì hỗ trợ cả phát triển công nghệ lẫn khoa học cơ bản. Họ cần thực hiện chính sách dài hơi để tập trung vào nuôi dưỡng con người, môi trường giáo dục – nghiên cứu. Cô chia sẻ đôi khi, chính sách thay đổi quá thường xuyên.
Một lý do dẫn đến thiếu vắng kế hoạch R&D lâu dài, theo Nature, đó là thay đổi của Đảng cầm quyền. Chẳng hạn, Thái Lan đã trải qua 9 lần thay đổi quyền lực trong 20 năm qua. Mỗi chính quyền mới ra đời, họ lại có chương trình nghị sự riêng. Điều đó gây nhiều xáo trộn và kéo theo thời gian dài dừng hoạt động sản xuất công nghệ và khoa học. Theo Mahayotsanun, nếu muốn nghiên cứu khoa học có ích, họ cần được hỗ trợ liên tục.
Đôi khi, một chính phủ lại ra luật đi ngược lại với nuôi dưỡng hệ sinh thái khoa học tốt. Ví dụ, năm 2019, Indonesia thông qua luật buộc tội các nhà nghiên cứu nếu vi phạm giấy phép thị thực, bày tỏ quan điểm bất lợi. Nó có thể bao gồm cảnh báo về động đất, sóng thần gây hoang mang dư luận. Theo Berry Juliandi, Giáo sư sinh học tại Đại học Nông nghiệp Bogor, cựu Tổng thư ký Học viện Khoa học trẻ Indonesia, hệ quả là nhiều nhà khoa học trên thế giới không hứng thú tới nghiên cứu tại đây vì lo bị trừng phạt hình sự.
Đầu tư hạn chế vào R&D là nguyên nhân tiềm ẩn khác khiến quốc gia lớn nhất Đông Nam Á chưa phát huy hết tiềm năng khoa học. Trong báo cáo ISI năm 2019, đồng tác giả Jonathan Adams nhận xét dù có dân số lớn và tài nguyên khổng lồ, phần trăm GDP đầu tư vào chi tiêu và R&D rất thấp.
Hợp tác quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy vị thế nghiên cứu của một nước. Chẳng hạn, phân tích của ISI chỉ ra số lần một nghiên cứu được trích dẫn trong các công trình sau này của Malaysia là 1,06, cao hơn trung bình thế giới. Tuy nhiên, nếu loại bỏ tất cả ấn phẩm có đồng tác giả quốc tế ra khỏi nhóm dữ liệu, con số giảm còn 0,76.
Điều này ngụ ý chính sự tham gia của quốc tế đã nâng hạng của họ trên bảng xếp hạng toàn cầu. Theo ISI, Malaysia có số lượng nghiên cứu được công bố cao thứ hai chỉ sau Singapore, gần 12.000 từ năm 2014 đến 2018. Song, nó không đồng nghĩa với chất lượng cao khi hầu hết đều được chấm điểm thấp.
Các nước muốn hợp tác quốc tế còn vì nghiên cứu tầm thế giới vượt quá chi trả của nhiều người. Theo Tiến sỹ Phạm Hùng Hiệp của Đại học Phú Xuân, các yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến khả năng công bố quốc tế của nhà nghiên cứu là hỗ trợ đầy đủ từ trợ lý và giám sát cũng như phối hợp giữa các học giả trong nước. Theo ông, khoa học không phải thứ mà một người có thể nghiên cứu trong phòng riêng mà phải kết nối với mọi người. Còn với Yvonne Lim, nhà nghiên cứu bệnh nhiệt đới tại Đại học Malaya (Malaysia), cần một cách tiếp cận xã hội, nơi các trường đại học làm việc cùng nhau và cùng với đối tác trong ngành.
Giáo sư Mahayotsanun có cùng quan điểm. Hợp tác trong và ngoài nước là chìa khóa cho phát triển và tiến bộ. Ông không nghĩ Thái Lan có thể trở thành cường quốc khoa học nếu thiếu sự hỗ trợ của các nước láng giềng. Con đường trở nên mạnh hơn là đi cùng nhau, bất chấp mỗi nước có bối cảnh, chương trình và vấn đề riêng.
Du Lam (Theo Nature)
5 năm tập trung vào tự cường khoa học công nghệ của Trung Quốc
Tự cường khoa học, công nghệ đóng vai trò trung tâm trong kế hoạch 5 năm mới nhất của Trung Quốc. Đây là kết quả của những căng thẳng gần đây với Mỹ và phương Tây.