发布时间:2025-01-12 07:57:33 来源:Fabet 作者:Nhà cái uy tín
UBND tinh Lâm Đồng đang triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy tỷ lệ người dân,âmĐồngđặtmụctiêudịchvụcôngtrựctuyếnmứccóphátsinhhồsơ7m tỷ lệ châu á doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 (Ảnh: baolamdong.vn) |
Danh mục 467 dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 tỉnh Lâm Đồng năm 2020 và Danh mục 148 dịch vụ công của Lâm Đồng tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm nay vừa được UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt.
Trong Danh mục 467 dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 tỉnh Lâm Đồng năm 2020, có 396 dịch vụ cấp tỉnh, 65 dịch vụ cấp huyện và 6 dịch vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã.
Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 4 sẽ được Lâm Đồng cung cấp trong năm 2020 là 188, trong đó có các dịch vụ: Đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên; Xét tuyển sinh vào trường PTTH dân tộc nội trú; Đặc cách tốt nghiệp THPT; Công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài cấp; Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân; Giải thể doan nghiệp…
Đối với Danh mục 148 dịch vụ công của Lâm Đồng tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2020 mới được công bố, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, có 3 thủ tục hành chính trực tuyến đã được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia và 145 thủ tục dự kiến sẽ được kết nối với Cổng trong năm nay.
Cụ thể, 3 thủ tục hành chính trực tuyến của tỉnh Lâm Đồng đã được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia gồm Thông báo thực hiện khuyến mại; Đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp và Thủ tục đăng ký khai sinh. Cả ba dịch vụ công trực tuyến mức 4 này đều đang được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Cũng theo UBND tỉnh Lâm Đồng, trong 145 thủ tục hành chính trực tuyến dự kiến sẽ được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2020, có 14 thủ tục chạy trên hệ thống của các Bộ, ngành trung ương và 131 thủ tục chạy trên hệ thống iGate của tỉnh.
Lãnh đạo UBND tỉnh này yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, xã triển khai tái cấu trúc quy trình các dịch vụ công trực tuyến trên hệ thống một cửa điện tử của tỉnh. Đồng thời, thực hiện tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
Các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, xã trên địa bàn Lâm Đồng cũng được chỉ đạo căn cứ Danh mục dịch vụ công trực tuyến được phê duyệt để triển khai vận hành các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền đảm bảo: 50% số thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3 và 4 có phát sinh hồ sơ; ít nhất 20% hồ sơ được giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ phát sinh của các thủ tục hành chính mức độ 3, 4.
Chia sẻ về những giải pháp đã và đang được Lâm Đồng triển khai để thúc đẩy tỷ lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, bà Phạm Thị Minh Hiền, Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Lâm Đồng cho biết, tại Trung tâm đã có trang thiết bị cũng như bố trí nhân sự hỗ trợ trực tiếp người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn phối hợp chặt chẽ với Bưu điện để hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại nhà. Nếu hồ sơ đầu vào là của cơ quan nhà nước, UBND tỉnh yêu cầu phải thực hiện trực tuyến, thể hiện sự gương mẫu trong thực hiện dịch vụ công.
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã giao cho Sở TT&TT tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân và doanh nghiệp về dịch vụ công của tỉnh. Trung tâm phục vụ hành chính công có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai của các đơn vị và định kỳ hàng tháng báo cáo UBND tỉnh.
Thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho hay, tính đến cuối năm ngoái, trong tổng số 1.975 thủ tục hành chính, Lâm Đồng đã cung cấp 297 dịch vụ công trực tuyến mức 4, đạt tỷ lệ 15,04%.
Cùng với các bộ, ngành, địa phương khác trong cả nước, năm nay Lâm Đồng cần phải đưa tỷ lệ dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức 4 đạt tối thiểu 30%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 có phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của các dịch vụ công trực tuyến đến hết năm 2020 phải tăng gấp đôi so với năm 2019.
Theo Báo cáo ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước năm 2018 được Bộ TT&TT công bố hồi tháng 4/2019, với việc đạt 0,809 điểm, Lâm Đồng xếp thứ 5 trên toàn quốc về ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, chỉ đứng sau Đà Nẵng, Huế, Quảng Ninh và Bình Dương. Về cải cách hành chính, kết quả xếp hạng chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR Index) năm 2019 mới được công bố cho thấy, với tổng điểm 80,66, Lâm Đồng đã tăng 7 bậc so với năm 2018, xếp hạng 40/63 tỉnh, thành phố.相关文章
随便看看