发布时间:2025-01-22 23:04:03 来源:Fabet 作者:Nhà cái uy tín
Bước vào,ầnmồcôlich bđ đã nghe tiếng các cháu chào từ xa: con chào cô Hạnh, con chào cô Hạnh Trường Sa, chào cô Hạnh kể chuyện ma...
Đó là những đứa trẻ lễ độ, cởi mở và tự chủ. Đã qua hai năm những trẻ mồ côi vì Covid này vào sống với nhau ở trường, với các thầy cô như một gia đình lớn.
Gần 300 đứa trẻ, đủ mọi lứa tuổi, tình cảnh và từ các địa phương khác nhau được đón về đây, đứa nào cũng ngơ ngác, buồn bã khi vừa mất cha, mẹ hay ông, bà. Những người thân yêu nhất cả đời chung sống và nuôi dưỡng nó, mà chỉ vài ngày, bỗng biến mất.
Trong một bài viết gần đây, giám đốc Dự án trường Hy vọng viết về đội tuyển bóng đá của trường, tôi đọc được, tự nhiên chảy nước mắt, rằng đội bóng có số thành viên đông nhất là từ TP HCM đến. Vào giữa năm 2021, nơi lãnh hậu quả trĩu nặng, thảm khốc nhất của đại dịch chính là TP HCM. Gần 3.000 đứa trẻ không kịp xé khăn tang.
Trong những đứa tôi chú ý nhất, mà ít khi nói chuyện chỉ nhìn từ xa vì cháu ít nói, lầm lì, là Đặng Gia Hy. Tôi còn nhớ như in câu chuyện rất buồn chiều ngày 21 tháng 10 năm 2021.
Tôi trong đoàn của chương trình "Vòng Tay Việt" tìm thăm cháu ở nhà. Chiều muộn, nhà đã khóa cửa ngoài, lạnh ngắt tấm bảng rao cho thuê. Gọi một trong hai số điện thoại trên bảng thì gặp dì Linh của Hy. Phản xạ của dì Linh là nghe hỏi đến Hy, chợt nói nhỏ lại như sợ chạm mạnh làm đau đứa cháu: dạ, nó chịu mở miệng nhưng cũng chẳng nói bao nhiêu.
Đầu tiên, bà ngoại cháu ra đi, rồi mẹ cháu mất sau đó một tuần. Ông ngoại cháu nhập viện mà luôn dặn phải cố giấu chuyện mẹ cháu mất để ông về lựa lời an ủi. Rồi, ông cũng đột ngột đi luôn. Hai vợ chồng tôi điếng hồn, cấp tốc "bốc" thằng cháu trai duy nhất khỏi căn nhà hoang lạnh. Giờ không biết tính sao...
Tình cảnh còn thảm hơn khi dì dượng muốn làm giấy nhận bảo hộ cho cháu thì bị từ chối, vì cha cháu bỏ mẹ cháu từ khi mới sinh một tháng, vậy giờ phải đăng bố cáo tìm ông ấy để ông từ chối quyền làm cha.
Tôi chạy nhờ luật sư thì luật sư nói, phải vậy đó nhưng xong thủ tục này cũng phải hai năm, lúc đó, cháu đã 18 tuổi, chẳng cần giấy tờ bảo hộ nữa.
Đó là lời kể vắn tắt nhất của dì Linh về tình cảnh tréo ngoe của cậu bé ba lần mồ côi.
Hôm nhà trường dò theo địa chỉ đến nhà tìm hiểu để xin đón cháu về trường thì dì của Hy "mật báo" cho tôi, để cử người đến nhà, giả làm thân nhân cùng dì dượng Gia Hy dò xét xem "người của nhà trường" có thực bụng không.
Rồi Hy vô trường, dần dần trở lại "bản chất" một cậu bé khỏe mạnh, ham học và ham chơi, "lên chức" rất nhanh tới tiểu đội trưởng đội trồng rau mồng tơi.
Tôi nhìn luống rau xanh mướt, lá dày khỏe mạnh, hình dung cậu bé đã thấy đời xanh lại.
Để viết bài này, tôi tìm gặp Hy, sau khi đã học hết lớp của trường Hope, đã trở về thành phố, vào cao đẳng. Hy vừa được xếp hạng ba cuộc thi Microsoft Word bằng tiếng Anh.
Tôi nhắn tin và Hy hẹn giờ gọi lại. Đúng giờ, Hy gọi, giọng thân mật vừa phải, nhanh nhẹn vừa phải, dạ, con vừa đi học về, nghỉ trưa một lát rồi con đi làm tới tối. Con chọn học môn con thích nhất từ nhỏ là Ứng dụng di động, ngành công nghệ thông tin. Mà sao con chọn học cao đẳng thay vì đại học? Con tự lượng sức, hơi ngại môn tiếng Anh nên chọn phương án chắc ăn, giờ học ổn rồi, con sẽ học lên tiếp ạ. Về chi tiêu, dì dượng con có cho tiền hàng tháng, con xin đi làm thêm, mỗi tháng cũng được 5 triệu rưỡi. Dì dượng dặn con kỹ lắm, học cho chăm và xài tiền tiết kiệm.
Chờ mãi không nghe anh chàng tự giác nói về cái... hạng ba, tôi hỏi. Hy nói, dạ con quên. Môn máy tính là con thích nhất, mẹ con biết con học kết quả vậy chắc mẹ mừng lắm. Hy bỗng hơi nghẹn giọng, ngừng một hồi lâu. Tôi để cho cơn xúc động của Hy trôi qua, hỏi chuyện ở trường Hope, hồi đó con tài giỏi lắm sao mà lên chức Tiểu đội trưởng đội trồng rau nhanh vậy? Hy đã bình tĩnh lại, dạ không, tại con cao lớn hơn các bạn chứ con cũng có nhiều vi phạm ạ.Ôi, vi phạm, phạm gì? Con hay quát các em nhỏ làm sai, hay đùa giỡn thái quá, có một lần chửi thề nữa.
Tôi vừa nghe tự khai khuyết điểm của Hy, vừa cảm động nhớ lại. Cậu bé này từ khi vừa đầy tháng, bố đã bỏ đi. Từ đó, mẹ đi làm cả ngày, ở nhà với ông bà, chắc khó... kết bạn. Vậy rồi ba người thân yêu kéo nhau đi một lúc, đã trơ trọi từ lọt lòng lại còn ba lần mồ côi.
Lúc đó, nếu không có một ngôi trường mà cuộc sống cộng đồng làm trẻ nguôi ngoai nỗi bất hạnh và cùng bạn bè lớn lên, cùng học cùng chơi thân ái như một gia đình đông con, náo nhiệt cả ngày thì Hy sẽ sống ra sao?
Tôi đã đến trường nhiều lần, lặng lẽ quan sát. Bọn nhỏ học vừa đủ, mỗi ngày một buổi, chiều dành để lao động tại khu nhà ở hay trồng rau nuôi gà. Và điều hay là chúng được gặp hàng loạt vị khách là người nổi tiếng, chuyên gia trong những cuộc học ngoại khóa khiến chúng linh hoạt, hiểu biết nhiều, có thực tế cuộc sống nhiều. Ngồi ở đây, ngày cuối tuần, tai bạn sẽ nghe, đứa hát, đứa đàn piano, guitar, hay chơi trống Jazz; còn các quý cô thì học làm bánh trong nhà bếp mới mà một mạnh thường quân vừa trang bị. Bao nhiêu tấm lòng lặng thầm chung vai gánh gồng cuộc sống hôm nay và ngày mai tụi nhỏ.
Tôi thực lòng thấy an tâm về Gia Hy. Học hành chăm chỉ, siêng năng chịu khó làm thêm, vẫn giữ tình thương mến thương với dì dượng, nhớ mẹ khôn nguôi và không hề ảo tưởng gì với những thành tích đầu đời... Tự tin, điềm tĩnh, định rõ hướng tương lai để bước tới. Vậy là "nhịp cầu" trường Hope đã đưa Gia Hy trở lại cuộc sống một thanh niên vào đời tự lập bình thường.
Mừng cho con, Gia Hy, một nạn nhân quá thảm của đại dịch đã gặp được đúng niềm Hy Vọng và đã tự tin tự chủ trở lại cuộc sống bình thường.
Vũ Kim Hạnh
相关文章
随便看看