Những năm gần đây trên địa bànphường Bình An,ườngBìnhAnTXDĨANMôhìnhtổhợptácmayđanpháthuyhiệuquảhà nội vs thanh hóa TX.Dĩ An, nghề may gia công và đan móc tại nhà đã giải quyết việclàm hiệu quả cho không ít lao động nữ, nhất là những chị em bận việc gia đình,chăm sóc con nhỏ và các chị lớn tuổi hết thời hạn ký hợp đồng lao động.
Bà Nguyễn Đức Hiền, chủ tổ hợp đan móc tại21B/6, khu phố Nội Hóa 1, phường Bình An, TX.Dĩ An giới thiệu 1 mẫu sản phẩm mớichuẩn bị giao cho chị em thực hiện gia công
Chị Nguyễn Thị Nhung, ngụ tại96C/13, khu phố Nội Hóa 1, phường Bình An, TX.Dĩ An vốn có hoàn cảnh rất khókhăn, vừa chăm sóc cha bị tai biến nằm một chỗ, vừa chăm con nhỏ 16 tháng tuổi.Nhờ nhận hàng len về may gia công tại nhà, chị đã có thêm việc làm, tạo thu nhậpđể trang trải cuộc sống. Chị Nhung tâm sự: “Lúc trước làm trong công ty nhưng từlúc sinh con, tôi ở nhà đan móc len, vừa chăm con vừa chăm sóc ba bị tai biến.Rảnh lúc nào làm lúc ấy, vậy mà tôi cũng kiếm được từ hơn 3 triệu đồng đến 4triệu đồng mỗi tháng”.
Chị Nhung là 1 trong 6 lao động nữcó hoàn cảnh khó khăn được chị Hoàng Thị Hương, chủ cơ sở may gia công hàng lenxuất khẩu tại 228C/16, khu phố Nội Hóa 1, phường Bình An hỗ trợ toàn bộ máy mócvà nguyên vật liệu để nhận hàng về may tại nhà. Nhìn vào cơ ngơi hiện nay củachị Hương, ít ai biết được chỉ hơn 5 năm trước gia đình chị còn thuộc diện hộnghèo của phường. Cũng nhờ sự hỗ trợ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xãhội TX.Dĩ An, cùng với quyết tâm lập nghiệp, đến nay chị Hương không những cóthu nhập khá từ nghề đan len xuất khẩu mà còn tạo công ăn việc làm ổn định chonhiều chị em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương với mức thu nhập bình quân 6 -7 triệu đồng mỗi tháng, chủ yếu là những chị có con nhỏ hoặc hoàn cảnh gia đìnhkhó khăn. Chị Hương tâm sự: “Vì muốn sinh thêm đứa con thứ 2 nên tôi ở nhà chămsóc con cái và nảy sinh ý tưởng mở cơ sở để ở nhà làm cho tiện, vừa chăm sócgia đình vừa lo cho con cái được chu toàn”. Từ năm 2009 chị mở cơ sở, lúc đầu rấtít người làm, vỏn vẹn chỉ có 3 người, sau đó, chị mạnh dạn đầu tư máy móc và mởrộng hoạt động.
Ngoài tổ hợp may len xuất khẩu củachị Hoàng Thị Hương, hiện nay ở phường Bình An còn có rất nhiều tổ hợp may giacông hoặc đan móc khác đang thu hút hàng trăm lao động nữ làm tại nhà như tổ hợpđan móc của bà Nguyễn Đức Hiền tại 21b/6, khu phố Nội Hóa 1. Hàng năm cơ sở nàygiải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nữ có con nhỏ, hoặc làm thêm ngoàigiờ với mức thu nhập từ 2 - 5 triệu đồng/ tháng. Bà Hiền cho biết: “Làm công việcnày, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít. Nếu làm hàng xuất khẩu, mỗi tháng chị emcũng có thu nhập được vài triệu đồng. Chỉ cần biết móc và có cây móc là làm đượcthôi…”.
Bà Lê Thị Lệ Mỹ, Phó Chủ tịch HộiLHPN phường Bình An, cho biết, không chỉ lao động trẻ có con nhỏ, vướng bận việcnhà mà cả những chị em lớn tuổi, đã quá thời hạn ký hợp đồng với công ty cũngđược các tổ hợp may đan này nhận vào làm với mức thu nhập tương đương hoặc caohơn khi làm ở công ty. Riêng địa bàn phường Bình An hiện có rất nhiều tổ hợpmay đan do phụ nữ làm chủ cơ sở, tuy nhiên hiện nay, hội chỉ đang quản lý 4 tổhợp. Hàng năm, các cơ sở này đã giải quyết việc làm cho trên 150 lao động nữ lớntuổi hoặc có con nhỏ, bận việc nhà với mức thu nhập ổn định từ 2,5 - 5 triệu đồng/người/tháng,góp phần không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Cũng theo bà Lê Thị Lệ Mỹ, từ hiệuquả của các tổ hợp trên, hiện nay tại địa phương có rất nhiều lao động nữ, đaphần trong số đó là những lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo hoặc có hoàncảnh đặc biệt khó khăn, có nhu cầu vay vốn ưu đãi để đầu tư máy móc trang thiếtbị sản xuất tại nhà. Do đó để hỗ trợ chị em, trong thời gian tới, Hội LHPN phườngBình An sẽ kiến nghị hội cấp trên và các ngành có liên quan tạo điều kiện hơn nữavề nguồn vốn vay ưu đãi để cho chị em thuộc các diện này vay phát triển kinh tếgia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
DUY HỘI