当前位置:首页 > Cúp C1

Năm 2018 ghi dấu ấn mạnh mẽ trong cải cách hành chính, triển khai Chính phủ điện tử_ket qua bong da cup nha vua tbn

Bộ trưởng,ămghidấuấnmạnhmẽtrongcảicáchhànhchínhtriểnkhaiChínhphủđiệntửket qua bong da cup nha vua tbn Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trình bày Báo cáo tóm tắt về cải cách thủ tục hành chính, Chính phủ điện tử và kết quả kiểm tra của Tổ công tác năm 2018 tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng nêu kết quả điểm nổi bật trong báo cáo tóm tắt về cải cách thủ tục hành chính, Chính phủ điện tử và kết quả kiểm tra của Tổ công tác năm 2018 tại Hội nghị Chính phủ với địa phương, ngày 28/12...

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam đã cải thiện tăng 13 bậc. Việc triển khai Chính phủ điện tử đã lan toả mạnh mẽ trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Nếu năm 2017, các bộ, cơ quan mới phê duyệt hoặc đề xuất phương án cải cách kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh thì năm 2018 là một năm ghi dấu ấn mạnh mẽ trong khâu thực thi…

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, trong cải cách thủ tục hành chính, thể chế, chính sách cho hoạt động cải cách và kiểm soát thủ tục hành chính đã cơ bản được hoàn thiện. Đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 49 văn bản (02 Nghị định, 23 Nghị quyết, 09 Quyết định, 02 Chỉ thị, 13 văn bản chỉ đạo khác của Thủ tướng Chính phủ), đã tạo sự thống nhất, đồng bộ trong công tác này...

Các Bộ, cơ quan đã rà soát và trình Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hoá 1.066 thủ tục hành chính, giấy tờ công dân không cần thiết...

Phương thức phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đã thay đổi, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; cắt giảm chế độ báo cáo, số lượng các cuộc họp và các loại giấy tờ không cần thiết, việc giải quyết thủ tục hành chính được kiểm soát chặt chẽ hơn thông qua hoạt động của các Trung tâm hành chính công cấp tỉnh (đến nay đã thành lập 39 trung tâm hành chính công cấp tỉnh)...

Các phản ánh, kiến nghị, các bức xúc của người dân, doanh nghiệp được tiếp nhận đầy đủ và đề xuất giải pháp tháo gỡ kịp thời. Năm 2017-2018, có 14.906 phản ánh, kiến nghị đã được tiếp nhận, trong đó có 2.464 phản ánh, kiến nghị thuộc phạm vi xem xét, xử lý và đã trả lời, đăng tải công khai được 2.024 phản ánh, kiến nghị (đạt tỷ lệ 82,14%)...

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, theo Ngân hàng Thế giới, xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam đã cải thiện tăng 13 bậc...

Triển khai Chính phủ điện tử lan toả mạnh mẽ

Việc triển khai Chính phủ điện tử đã lan toả mạnh mẽ trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, huy động được sự vào cuộc của khu vực tư nhân và sự tham gia của những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nước và quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hoá chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử và tạo hành lang pháp lý cho việc thiếp lập, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Đã có 71/95 cơ quan đã triển khai thử nghiệm kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản với Trục liên thông văn bản quốc gia, thử nghiệm gửi, nhận văn bản điện tử; 93 bộ, cơ quan, địa phương đã ban hành mã định danh của cơ quan mình.

Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử, Việt Nam tăng 01 bậc so với năm 2016, xếp hạng 88/193 quốc gia, lãnh thổ và đứng thứ 06/11 quốc gia khu vực ASEAN; mức độ tiếp cận dịch vụ công điện tử của người dân tăng 29 bậc (theo đánh giá của Liên Hợp Quốc năm 2018).

Hoàn thiện thể chế, chính sách về Chính phủ điện tử

Về Chính phủ điện tử, xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia, từng bước tạo môi trường pháp lý cho xây dựng, phát triển công nghiệp công nghệ số, ngân hàng, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, môi trường, đô thị thông minh…

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về Chính phủ điện tử, như ban hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025; các Nghị định về kết nối, chia sẻ dữ liệu, về xác thực và định danh điện tử, về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm an toàn thông tin, an toàn mạng.

Về thực hiện nhiệm vụ được giao, cho phép công bố công khai kết quả thực hiện nhiệm vụ giao của các bộ, cơ quan, địa phương trên Cổng TTĐT Chính phủ hàng tháng, hàng quý; có biểu dương, khen thưởng các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ giao; phê bình, kiểm điểm nghiêm khắc đối với các bộ, cơ quan, địa phương có nhiệm vụ quá hạn còn nhiều.

分享到: