Thông tin này được ông Vũ Hải Quân nêu ra tại Hội thảo Chính sách thu hút,êngiỏicónguyệnvọnglàmviệccơquannhànướcthấlịch thi đấu cúp c3 hôm nay đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tri thức khoa học, công nghệ trong bối cảnh mới tại TP.HCM, sáng 24/2.
Ông Vũ Hải Quân, cho hay trong 15 năm qua, đội ngũ tri thức đã tăng nhanh về số lượng, nhiều tri thức có trình độ cao, năng động sáng tạo, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
Tuy nhiên trong lĩnh vực khoa học công nghệ, số cán bộ nghiên cứu trên vạn dân còn thấp so với các nước trong khu vực. Cụ thể, thống kê từ Bộ Khoa học Công nghệ cho thấy chỉ đạt khoảng 15,6 cán bộ nghiên cứu/vạn dân. Đặc biệt số cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ còn rất thấp với tổng số chỉ là gần 30.000 tiến sĩ.
Theo ông Quân, hiện nay công tác đào tạo khối ngành khoa học công nghệ chưa gắn nhiều với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chưa bền vững. Cụ thể số lượng nhập học không đồng đều giữa các nhóm ngành, có xu hướng giảm, nhất là ở trình độ sau đại học.
Thống kê từ Bộ GD-ĐT cho thấy số lượng nghiên cứu sinh các nhóm ngành liên quan đến Khoa học Công nghệ liên tục giảm trong 3 năm gần đây. Năm 2019 là 1.379 nghiên cứu sinh (NCS) thì năm 2021 chỉ còn 1. 010 NCS.
Ở bậc ĐH, số lượng thí sinh nhập học ngành Công nghệ thông tin liên tục tăng từ 46.173 sinh viên năm 2019 lên 56.260 sinh viên năm 2022 đạt 100% chỉ tiêu.
“Trong khi các ngành khoa học tự nhiên, khoa học sự sống thì số lượng sinh viên nhập học chỉ đạt hơn 50% chỉ tiêu. Cá biệt có một số nhóm ngành khoa học không tuyển sinh được như ngành Hải Dương học, Địa chất. Tổng số sinh viên nhập học của các nhóm ngành này chỉ đạt chưa đến 30% tổng số sinh viên nhập học. Tỷ lệ sinh viên nhập học khối ngành Toán, Khoa học Công nghệ thấp”- ông Quân nói.
Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng cho hay tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học tính trên GDP là rất thấp, chỉ đạt 0,25% - 0,27%, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực là 0,6% - 1%.
Trong khi đó theo ông Quân, nổi cổm lên một vấn đề là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi làm việc trong cơ quan nhà nước thấp.
"Chúng tôi tiến hành khảo sát gần 20.000 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM thì chỉ có 10,21% sinh viên xuất sắc, 5,79% sinh viên khá và 7,71% sinh viên trung bình muốn làm cho các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, khảo sát cũng nghi nhận có khoảng 15,6% sinh viên của ĐH Quốc gia TP.HCM muốn được làm việc cho các cơ quan trung ương tại Hà Nội, trong khi tỷ lệ này ở TP.HCM là 44,8%"- ông Quân nói.