Nghiên cứu cấu tạo của bộ xương người không chỉ quan trọng đối với Y học,ộxươngngườinóivớichúngtađiềugìhôm nay có bóng đá ko mà còn quan trọng và cần thiết với các khoa học Nhân học. Ví dụ trong lĩnh vực cổ nhân học, bộ xương người giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu nhiều mặt của cư dân cổ như: Hình dạng, tầm vóc, giới tính, tuổi tác, bệnh lý, tỉ lệ tử vong, phương thức mai táng, phong tục tập quán, mật độ phân bố cư dân, sự hình thành và phân bố các loại hình chủng tộc...
Trên thế giới, việc nghiên cứu cấu tạo bộ xương người đã được đề cập đến từ hàng nghìn năm nay. Ở nước ta, việc nghiên cứu bộ xương người Việt Nam cũng đã được tiến hành từ những năm 30-40 của thế kỷ trước với các công trình nghiên cứu của A. Chemin, A. Bigot, L. Cadière, Đỗ Xuân Dục, Phạm Biểu Tâm... Đặc biệt là những công trình xuất sắc của Pierre Huard và Đỗ Xuân Hợp, tiêu biểu là tác phẩm Morphologie humaine et anatomie artistique (Hình thái người và giải phẫu mỹ thuật) đã được Giải thưởng Testut của Viện Hàn lâm Y học Pháp (1949)...
Sách Bộ xương người nói với chúng ta điều gì?. Nguồn: NXBKHXH |
Sau năm 1954, GS Đỗ Xuân Hợp đã cùng các học trò tiếp tục nghiên cứu về giải phẫu cơ thể nói chung và bộ xương người Việt Nam nói riêng, làm cơ sở cho các ứng dụng trong y học và cho nhiều ngành khoa học liên quan khác.
Riêng trong lĩnh vực cổ nhân học, học trò tiêu biểu của ông là PGS.TS Nguyễn Lân Cường (Viện Khảo cổ học) cũng tiếp tục các công trình nghiên cứu về bộ xương người Việt Nam của lớp đàn anh đi trước.
Và sau 50 năm công tác trong ngành khảo cổ học, trực tiếp tham gia nhiều công trường khai quật suốt từ năm 1965 tới nay và trực tiếp nghiên cứu di cốt người trong phòng thí nghiệm, PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã biên soạn cuốn sách Bộ xương người nói với chúng ta điều gì?
Cuốn sách này không chỉ góp phần bổ sung vào khoảng trống lớn trong nghiên cứu cổ nhân học là từ trước đến nay vẫn chưa có một cuốn sách chuyên sâu về bộ xương người nào được biên soạn bằng tiếng Việt, mà còn góp phần thực hiện “sứ mệnh” quan trọng của ngành cổ nhân học ở Việt Nam - “một ngành của nhân học nghiên cứu nguồn gốc loài người và chủng tộc, dựa vào những tư liệu xương nằm trong lòng đất không phụ thuộc vào mức độ cổ của nó”.
Sách cũng thực hiện mong muốn của chính PGS.TS Nguyễn Lân Cường là giúp đỡ cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, cán bộ văn hóa ở địa phương để xử lí bước đầu di cốt người cổ được phát hiện trên công trường khai quật khảo cổ học và tiến hành nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm.
Cuốn sách Bộ xương người nói với chúng ta điều gì?là tập hợp các kết quả nghiên cứu công phu và tỉ mỉ về xương người từ năm 1965 đến năm 2018 của tác giả (gồm 24 công trình, trong đó 20 công trình của tác giả và 4 công trình là đồng tác giả). Sách khá đồ sộ khi dày tới hơn 550 trang và được in khổ lớn: 20,5 x 29,5 cm. Nội dung cuốn sách bố cục làm 6 phần chính (18 chương), trong đó riêng phần I được dành tới hơn 200 trang để giới thiệu về bộ xương người.
Các phần còn lại nghiên cứu về cổ bệnh lý, những thương tổn trên xương, răng và biến dạng do nhân tạo; xác định tuổi và giới tính; nghiên cứu di cốt người trên công trường khai quật khảo cổ học; nghiên cứu di cốt người trong phòng thí nghiệm, những đặc điểm thống kê và một vài phương pháp nghiên cứu so sánh các tập hợp sọ cổ, sọ hiện đại.
SáchBộ xương người nói với chúng ta điều gì?đoạt giải B Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII năm 2024. Nguồn: NXBKHXH. |
Sách có 12 trang tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài cập nhật đến năm 2018; 22 trang thuật ngữ giải phẫu về xương người Việt - Latinh; với 320 hình minh họa và 25 bảng số liệu.
Chia sẻ về quá trình thực cuốn sách này, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết bản thảo đầu tiên của cuốn sách hoàn thành năm 1995. Tuy nhiên, trong các năm sau đó, ông có may mắn sang làm việc ở trường Đại học Bordeaux I (Pháp), Trường đại học Eberhard Karls ở Tübingen, Viện Nhân học và sinh học di truyền người ở Trường Đại học Frankfurt am Main (CHLB Đức), Bảo tàng Con người (Musée de l'Homme) ở Paris (Pháp) nên đã bổ sung được nhiều tài liệu bổ ích cho các bản thảo sau này.
Đặc biệt, gần 400 bức vẽ do chính ông thực hiện đã tiêu tốn khá nhiều công sức và thời gian và đó cũng chính là lý do mãi tới năm 2022 cuốn Bộ xương người nói với chúng ta điều gì mới được ra mắt bạn đọc.
Nhận xét về cuốn sách GS.VS.TSKH Trần Đình Long viết “Cuốn sách có giá trị khoa học và thực tiễn cao làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, cán bộ văn hóa ở các địa phương để xử lý di cốt người cổ được phát hiện. Trong sách trình bày nhiều hình vẽ mô tả chi tiết về cấu trúc bộ xương người coi như cẩm nang cho các sinh viên trường Đại học Y khoa, đặc biệt các chuyên ngành về nghiên cứu xương người, hình thái răng, hàm, mặt”.
Còn GS.TS.NGND Lê Gia Vinh - Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Danh dự Hội Hình thái học Việt Nam thì cho biết sách Bộ xương người nói với chúng ta điều gì?, đặc biệt là gần 400 hình ảnh minh họa trong cuốn sách do chính tác giả vẽ, là một cố gắng phi thường đáng trân trọng của một nhà khoa học đã cao tuổi trong hoàn cảnh hiện nay. “Cuốn sách ra đời là hết sức cần thiết và kịp thời, đáp ứng yêu cầu của các nhà nghiên cứu cổ nhân học, của các cán bộ bảo tàng, của sinh viên trường Y, trường Mỹ thuật và ngành hình sự”.
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gialần thứ VII (2024) được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Tổng công ty Giấy Việt Nam.