发布时间:2025-01-12 11:07:10 来源:Fabet 作者:Thể thao
Nguyễn Thị Mai hiện đang là sinh viên năm thứ hai,ữsinhmồcôichalănlộnkiếmtiềntừnămtuổirơinướcmắtkhitrườnggiảmhọcphícách đánh tài xỉu không bao giờ thua chuyên ngành Kế toán, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.
Sinh ra tại Tiền Giang, ở tuổi 11, lúc các bạn đồng trang lứa vẫn được cha mẹ bao bọc thì Mai đã phải vật lộn để kiếm sống cùng gia đình.
Mai và mẹ bên mảnh vườn- nguồn sống của cả nhà |
Trong ký ức, Mai nhớ đó là những ngày vừa học vừa chạy việc ở chợ. Từ cấp 2, Mai đã quen thuộc với việc bưng bê rồi phụ bán hàng khô, hàng cá. Bất kể ngày hè hay Tết nhất, Mai đều làm việc khiến đôi tay chai sần. Đồng tiền gop góp được, cô bé để dành đi học.
Cuộc sống dù khó khăn nhưng Mai vẫn nuôi ước mơ bước chân vào giảng đường đại học. Niềm mong mỏi của Mai là học để sau này làm việc và sinh sống. Ngày mơ ước thành hiện thực, Mai mang trong lòng bao nhiêu lo lắng.
“Ở cấp 2 và cấp 3, học phí và sinh hoạt phí không cao lắm, gia đình em vẫn cáng đáng được. Nhưng cuộc sống ở TP.HCM không đơn giản và chắc chắn sẽ cần phải có nhiều tiền” - nữ sinh tâm sự.
Dù vậy, Mai quyết tâm đến trường một phần vì đam mê lĩnh vực kinh doanh, phần vì cố gắng để thay đổi tương lai bản thân.
Cô nhớ lại năm đầu tiên của đời sinh viên trôi qua không quá khó khăn. Vốn được tôi luyện từ nhỏ, Mai nhận thấy mình có khả năng kinh doanh nên có thể trang trải học phí và phí sinh hoạt. Nhưng một bi kịch ập đến vào những ngày cuối kỳ thi học kỳ.
“Hôm ấy, em đến trường sớm hơn bình thường 30 phút để dò bài. Bỗng điện thoại rung lên, ngay khi đó em đã dự cảm có điều không lành, nhấc máy thì một giọng đầy hoảng hốt báo "ba con mất rồi”" - nữ sinh không kìm được nước mắt và nói, bốn chữ này cô sẽ không bao giờ quên.
Ba mất, Mai suy sụp hoàn toàn. Cuộc sống trước đó vốn đã vất vả, nay ba vừa là điểm tựa lớn và là trụ cột kinh tế của gia đình không còn, nên khó khăn càng nhân lên gấp bội.
Cả nhà bám víu vào mảnh đất nho nhỏ do tổ tiên để lại để trồng ổi, trồng chanh và xoài. Nhưng năm được mùa thì mất giá, năm được giá thì mất mùa khiến đời sống không khấm khá nổi. Đặc biệt tới năm nay, khi dịch Covid-19 ập đến, giá trái cây càng rớt thê thảm.
Nữ sinh gắn bó với nghề nông không khỏi xót xa nhầm tính, “giá ổi chỉ 1.000 đồng/kg, giá xoài cũng chẳng hơn 2.000 đồng/kg, giá chanh cũng vậy. Có ngày vác cả tấn chanh cộng đi cộng lại trả tiền phân bón và thuốc vẫn không đủ”.
“Dự định là thu nhập từ mùa trái cây này mẹ sẽ cho em để đóng học phí. Những ngày này, em cũng miệt mài bên mảnh vườn nuôi hy vọng dịch qua nhanh, nhưng rồi cũng chỉ có “giải cứu”, thu vẫn không bù đù nợ nần đã đầu tư”.
Mai lo lắng vì năm nay, học phí sẽ cao hơn do đã học sâu vào chuyên môn, chi phí các tín chỉ gần như gấp đôi năm thứ nhất. Nghĩ tới cảnh này, cô thật sự chùn bước.
Nhưng rồi mấy hôm trước, Mai nhận được tin nhà trường sẽ giảm 25% học phí online. Tính tới thời điểm này, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM là trường duy nhất giảm tới 25% học phí cho sinh viên. Nhiều trường ĐH khác cũng có chính sách này nhưng chỉ từ 7-20%.
“Em cảm thấy nhẹ nhõm phần nào và vui vì nhà trường đã cảm thông cho sinh viên trong tình trạng dịch bệnh. Không chỉ em mà có rất nhiều bạn khác cũng gặp khó khăn trong kinh tế. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, chúng em đỡ được phần nào chi phí hay phần đấy” - Mai nói.
Gia cảnh của Huỳnh Bá Trọng, sinh viên năm thứ nhất ngành Kinh doanh Quốc tế Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng không khá hơn là mấy.
SV Huỳnh Bá Trọng |
Gia đình Trọng là điển hình ảnh hưởng của dịch bệnh khi ba mẹ làm công nhân nên bị cắt giảm ca, mọi chi phí sinh hoạt đều phải tằn tiện. Bản thân Trọng vừa trải qua đợt phẫu thuật khối u ở răng hàm.
Những ngày nghỉ học, Trọng vẫn chịu áp lực kinh tế khi chưa thể đi làm thêm phụ giúp gia đình bởi nhà hàng, quán ăn, tiệm cà phê đều cắt giảm nhân viên, thậm chí đóng cửa.
Các khoản sinh hoạt phí, từ tiền điện nước cho đến thuê trọ lại đè lên vai của ba mẹ em. Nam sinh lo lắng khi tới đây sẽ quay lại trường mà gia đình chưa biết lo kinh phí cho Trọng ra sao.
Trước sự chung tay của nhà trường, Trọng bảo “đó một khoản tiền không nhỏ trong lúc này để cứu vãn những lo lắng trong lòng”. Nam sinh hy vọng hết dịch, cuộc sống sẽ ổn định trở lại...
Lê Huyền
- Để chung tay chống dịch Covid-19, các cô giáo Trường Mầm non Thanh Bình (TP Hải Dương) đã cùng nhau làm hàng nghìn mũ chống giọt bắn để tặng các cơ sở y tế và các chốt kiểm dịch.
相关文章
随便看看