Tôi thấy báo đài đưa tin có gia đình 4 người ở Hà Nội phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn canh cua đồng với các biểu hiện ngộ độc thức ăn. Đây là món ăn nhà tôi rất yêu thích,ĂncanhcuavìsaocóthểbịngộđộcNhữngaikhôngnênăty so ca cuoc tuần nào cũng ăn. Tôi muốn hỏi vì sao có thể nguy hiểm đến mức phải đi viện sau khi ăn món tưởng là rất lành này? Ai không nên hoặc hạn chế ăn cua đồng? (Hải Như, Hà Nội).
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng, tư vấn:
Thứ nhất, trong thịt cua có axit amin tên là histidine. Khi cua chết, một số vi khuẩn xâm nhập và biến đổi histidine thành histamin là chất gây dị ứng rất mạnh. Histamin làm co thắt đường thở, giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, có thể gây ra suy tuần hoàn và suy hô hấp.
Thứ hai, thịt cua nhiều đạm, có vị tanh nên dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập. Nấu canh cua xong không ăn ngay, hoặc nấu lại thì các vi khuẩn này có thể xâm nhập và gây ra các triệu chứng, biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn như nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng liên tục, gây mất nước, có thể rối loạn điện giải nặng.
Thứ ba, nếu nấu canh cua không chín hẳn, một số loại ký sinh trùngnhư sán lá phổi xâm nhập, gây các triệu chứng buồn nôn, đi lỏng, đi ngoài liên tục…
Cua đồng có tính hàn, vì thế, phụ nữ mang thai (nhất là 3 tháng đầu) nên tránh ăn; người ốm mới khỏe dậy cũng không nên ăn vì hệ thống tiêu hóa còn yếu; người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) hay bị tiêu chảy không ăn cua đồng; người huyết áp cao, bệnh tim mạch, bệnh gout cần hạn chế ăn canh cua đồng. Đặc biệt, người dị ứng, nhạy cảm với cua hay hải sản như tôm, ốc hay cá cũng cần cẩn trọng khi ăn cua đồng.
Bất ngờ mắc hội chứng lạ sau 2 ngày ăn cuaTrẻ bị phát sẩn, nổi ban, mắt đỏ với mức độ tăng dần. Các vết sưng bị lở loét, đau nhức và lan ra gần như kín cơ thể cậu bé.