Thương hiệu ô tô 'quốc dân' của Trung Quốc: Sinh ra ở vạch đích_keo nha cai.de

 人参与 | 时间:2025-01-15 13:41:16

Ngày 3/9/2015,ươnghiệuôtôquốcdâncủaTrungQuốcSinhraởvạchđíkeo nha cai.de sự kiện duyệt binh nhân dịp Trung Quốc kỷ niệm 70 năm chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật đã diễn ra ở Bắc Kinh. Đây là cuộc duyệt binh lớn đầu tiên kể từ khi ông Tập Cận Bìnhđảm nhiệm cương vị Chủ tịch Trung Quốc vào năm 2012.

Trong sự kiện trang trọng này, ông Tập xuất hiện trên một chiếc Hongqi L5 mui trần màu đen (Hồng Kỳ L5), đánh dấu sự trở lại của thương hiệu ô tô "quốc dân" của  Trung Quốc.

Thương hiệu ô tô quốc dân của Trung Quốc: Sinh ra ở vạch đích - 1

Ông Tập Cận Bình duyệt đội danh dự trên chiếc Hongqi L5 (Ảnh: FAW).

Hongqi là thương hiệu thuộc Công ty ô tô quốc doanh First Automobile Works (FAW).

FAW được thành lập vào năm 1953, với mục đích chính là chế tạo xe tải phục vụ quân đội và sản xuất công nghiệp. Vào tháng 7/1956, chiếc xe tải Jiefang (Giải phóng) đầu tiên xuất xưởng.

Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Mao Trạch Đông đã gửi lời chúc mừng và nói: "Sẽ thật tuyệt nếu một ngày nào đó chúng ta có thể dùng xe con do Trung Quốc sản xuất để tham gia các sự kiện". Đó là sự khởi đầu cho "sứ mệnh cao cả" của FAW và thương hiệu Hồng Kỳ (có nghĩa là Lá cờ đỏ).

Sinh ra ở vạch đích

Năm 1957, chính phủ Trung Quốc đặt hàng FAW sản xuất một mẫu saloon (sedan cỡ lớn cao cấp) cho các lãnh đạo nhà nước. Sau khi thu thập thông tin về các mẫu saloon hiện đại nhất trên thị trường vào thập niên 50, FAW chọn các xe Simca Vedette và Mercedes-Benz 190 làm hình mẫu.

Kết quả là mẫu saloon nội địa đầu tiên của Trung Quốc ra đời: Dongfeng CA71 (Đông Phong) được sản xuất vào năm 1958. Mẫu xe này được đặt tên dựa theo một câu trong bài phát biểu của Mao Trạch Đông ở Moscow: "Gió đông thổi bạt gió tây".

Ban đầu, cái tên Dongfeng được viết bằng chữ Latin, nhưng chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu FAW đổi sang Hán tự do đích thân Mao Trạch Đông viết.

Thương hiệu ô tô quốc dân của Trung Quốc: Sinh ra ở vạch đích - 2

Chủ tịch Mao Trạch Đông đã "chấm" Dongfeng sau chuyến thăm nhà máy FAW và lái thử xe vào năm 1958 (Ảnh: FAW).

Năm 1958, một số lãnh đạo cấp cao của FAW đã đưa chiếc Dongfeng CA71 tới Bắc Kinh để trưng bày bên ngoài tòa nhà nơi Chủ tịch Mao Trạch Đông sống. Tất cả quan chức cao cấp được mời tới xem chiếc xe.

Khi tới xem xe, Thủ tướng Chu Ân Lai đã mở nắp ca-pô và hỏi: "Tôi nghe nói động cơ này sao chép của xe Mercedes-Benz 190 phải không?", và một lãnh đạo FAW trả lời: "Thưa đúng".

Thủ tướng nói tiếp: "Tất cả các thương hiệu ô tô lớn đều sao chép lẫn nhau. Nhưng chúng ta phải làm cho khéo, và chúng ta phải có một số thay đổi; nếu chúng ta sao chép y nguyên động cơ thì họ sẽ không thích đâu. Ví dụ, chúng ta có thể thay đổi hình dạng nắp xú-páp".

Từ năm 1953 đến 1956, FAW đã cử khoảng 500 kỹ sư sang Liên Xô học hỏi. Chỉ có 30 chiếc Dongfeng CA71 xuất xưởng. Để phục vụ Chủ tịch Mao Trạch Đông, xe được trang bị các vật liệu tốt nhất có thể, như ghế bọc gấm, trần lót nhung, thảm bằng len, bảng điều khiển ốp gỗ sơn mài, các công tắc bằng ngà và bên trong xe có vách ngăn.

Tuy nhiên, đó không phải là một mẫu xe đáng tin cậy vì khi đó Trung Quốc còn thiếu kinh nghiệm sản xuất, yếu về công nghệ. Nhưng Dongfeng đã đặt nền tảng cho sự phát triển của thương hiệu Hongqi. Vào năm 1958, FAW công bố kế hoạch chế tạo một mẫu saloon cao cấp hơn.

Mục tiêu của họ là chế tạo một mẫu xe hoàn toàn mới, có tính năng vận hành cao hơn, bền hơn, chỉ trong vòng một tháng. Và họ đã làm được, sau 33 ngày nỗ lực hết mình, đặc biệt là phần chế tạo động cơ V8 mà ngay cả phía Liên Xô cũng phải đầu hàng, mẫu xe Hongqi đầu tiên ra đời - CA72.

Hai tháng sau đó, FAW ra mắt phiên bản mui trần của mẫu xe này để phục vụ lễ duyệt binh nhân dịp Quốc khánh Trung Quốc. Tốc độ phát triển sản phẩm như vậy thực sự đáng nể. 

Thương hiệu ô tô quốc dân của Trung Quốc: Sinh ra ở vạch đích - 3

Các kỹ sư của FAW đã mất cả năm để thử nghiệm và nâng cấp thiết kế của mẫu CA72 dựa trên hai mẫu saloon cao cấp khác là Cadillac Fleetwood và Lincoln Continental (Ảnh: FAW).

Phiên bản cuối cùng ra đời vào tháng 8/1959 với thiết kế mang đậm dấu ấn văn hóa Trung Hoa, như lưới tản nhiệt mô phỏng hình chiếc quạt giấy, hay đèn hậu hình đèn lồng. 5 lá cờ đỏ trên hông xe đại diện cho các giai cấp công nhân, nông dân, thương nhân, sinh viên và quân nhân.

Năm 1960, FAW thiết kế mẫu CA72 có ba hàng ghế.

Tháng 9/1964, Hongqi CA72 chính thức được tuyên bố là "Xe quốc dân" của Trung Quốc. Nó trở thành xe chính thức phục vụ các sự kiện tầm cỡ quốc gia, hoạt động ngoại giao và chở các lãnh đạo nhà nước. Tuy nhiên, Cách mạng Văn hóa đã khiến mẫu CA72 bị ngừng sản xuất. Như vậy là chỉ có tổng cộng 206 chiếc xuất xưởng trong suốt chiều dài lịch sử.

Năm 1965, mẫu Hongqi CA770 hoàn toàn mới ra đời, được thiết kế bởi một kỹ sư mới 25 tuổi. Động cơ dựa trên các động cơ Cadillac V8 kết hợp hộp số tự động 2 cấp.

Thương hiệu ô tô quốc dân của Trung Quốc: Sinh ra ở vạch đích - 4

Mẫu limousine ba hàng ghế Hongqi CA770 ra mắt vào năm 1965 và được chọn làm xe chính thức cho các lãnh đạo nhà nước và khách mời cấp nhà nước, còn bản sedan 4 chỗ được nâng cấp lần đầu tiên (Ảnh: FAW).

Năm 1966, lô xe gồm 52 chiếc Hongqi CA770 đầu tiên đã được vận chuyển tới Bắc Kinh để phục vụ các lãnh đạo nhà nước.

Năm 1969, chiếc Hongqi CA772 chống đạn đầu tiên được sản xuất, dưới sự chỉ đạo và giám sát của đại diện đến từ Ủy ban Bảo vệ an ninh quốc gia, cùng các chuyên gia quân sự trong lĩnh vực bọc thép chống đạn.

Xe được bọc thép 6mm để chống đạn, kính chống đạn dày 65mm, và lốp có thể chạy thêm 160km sau khi trúng đạn. Chiếc xe nặng 4,92 tấn và được coi là xe an toàn nhất thế giới thời đó.

Thương hiệu ô tô quốc dân của Trung Quốc: Sinh ra ở vạch đích - 5
Thương hiệu ô tô quốc dân của Trung Quốc: Sinh ra ở vạch đích - 6
Thương hiệu ô tô quốc dân của Trung Quốc: Sinh ra ở vạch đích - 7
顶: 3955踩: 41