Ông Nguyễn Quang Tuấn (cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội) được biết đến là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam,ÔngNguyễnQuangTuấnvàchuyệnxótxađôitayvàtỷ số anh hôm nay Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á-Thái Bình Dương (FAPSIC), thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ (FSCAI). Năm 2018, ông Nguyễn Quang Tuấnđược Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam công nhận đạt chuẩn Chức danh Giáo sư ngành Y năm 2017, từng được trao giải nhất Giải thưởng "Nhân tài đất Việt" trong lĩnh vực y tế cho đề tài "Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)". Năm 2012, ông Tuấn được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội. Đến tháng 3/2020, ông Nguyễn Quang Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Thời điểm đó, dịch Covid-19 đang xảy ra, hình ảnh các y, bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai xuất hiện ở hầu hết các địa phương hỗ trợ chống dịch. Trong bối cảnh đấy, ông Nguyễn Quang Tuấn bị khởi tố. "Đôi bàn tay vàng” từng cứu nhiều bệnh nhân phải tra vào còng số 8 vì cáo buộc phạm tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thiệt hại cho Bệnh viện Tim Hà Nội, quỹ bảo hiểm xã hội hơn 53 tỷ đồng. Cáo buộc cũng cho rằng, ông Tuấn khai báo thành khẩn, đã nộp khắc phục số tiền hơn 6,2 tỷ đồng. Quá trình công tác, ông có nhiều thành tích xuất sắc, là Thầy thuốc nhân dân nên được xem xét giảm nhẹ hình phạt. Bị đưa ra xét xử cùng 11 bị cáo khác, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội xuất hiện tại tòa với mái tóc bạc trắng, đôi mắt trũng sâu, thất thần. Ở hàng ghế dành cho bị cáo, ông Tuấn ngồi lặng yên, đôi bàn tay liên tục xoắn vào nhau, chân xỏ dép tổ ong run rẩy. Tại tòa, bị cáo Nguyễn Quang Tuấn thừa nhận cáo buộc, nhưng cho rằng thời điểm đó “chúng tôi không biết đấy là sai, chúng tôi làm đúng quy trình. Thấy đầy đủ thủ tục thì tôi ký”. Bị cáo khai, trong sai phạm về đấu thầu thiết bị y tế, bản thân không được ăn chia hay hưởng lợi. Thậm chí, bị cáo không biết gì về đơn vị thẩm định giá là Công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam. Vẫn theo lời khai của ông Tuấn, năm 2017, UBND TP Hà Nội có chủ trương đấu thầu tập trung, nhưng việc tổ chức đấu thầu của thành phố rất chậm. Nếu đợi thì cả năm 2017 bệnh viện sẽ không có vật tư, hóa chất, thiết bị y tế để chữa trị cho bệnh nhân. Trước tình trạng trên, ông Tuấn hỏi vay một số thiết bị của Công ty Hoàng Nga và Công ty Kim Hòa Phát để sử dụng trước. Ông Tuấn thừa nhận, việc này không đúng theo quy định và nhận trách nhiệm. Phản hồi của độc giả về hành vi phạm tội của ông Nguyễn Quang Tuấn, nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối cho một bác sĩ có tài, đã mất nhiều thời gian để được đào tạo, phát triển, "đã từng là ân nhân cứu mạng của nhiều người, nay lại trở thành bị cáo và đang phải trả một cái giá quá đắt". Một độc giả chia sẻ: “Thực sự không đáng để đánh đổi. Một cái giá quá đắt!”. Nhưng cũng có độc giả cho rằng: "Luật pháp không phân biệt giới nào, muốn không bị còng tay thì đừng cố tình sai phạm...". Trước khi diễn ra phiên tòa, đại diện cho tập thể, Đảng ủy, Công đoàn nhiều tổ chức, đơn vị đã có đơn, thư gửi đến các Cơ quan tố tụng xin khoan hồng đối với bị cáo Nguyễn Quang Tuấn. Các đơn vị này gồm: Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Tim Hà Nội; Hội Tim mạch Hà Nội; Hội can thiệp tim mạch Việt Nam; Phân hội tim mạch can thiệp Việt Nam; Ban công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc Hội và nhiều đơn thư của nhân bệnh nhân khác. Ông Nguyễn Quang Tuấn được Thủ tướng Chính phủ; các bộ, ngành, UBND các tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen các loại trong quá trình công tác cũng như có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid 19. Xác nhận của Bệnh viện Tim Hà Nội, ông Tuấn có 56 các loại giấy tờ khen thưởng khác nhau. |