- "Đắn đo mãi,ĐiềukỳdiệumangtêncôToàbang xep hạng c1 tôi đi tới quyết định là bỏ dạy ở thị trấn để vào bản dạyhẳn cho các em. Chỉ hi vọng những năm cuối trước khi về hưu làm đượcchút gì đó cho học sinh” – cô Thanh Toàn tâm sự.
Đơn xin tình nguyện vào bản Rào Tre dạy học của cô giáo Thanh Toàn |
Dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (thuộc xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) sinh sống trên hang động của dãy Trường Sơn. Sau 25 năm về bản, tộc người nhỏ bé và sơ khai này vẫn còn xa lạ với chữ viết.
Gắn bó với trẻ em dân tộc từ năm 2001 đến nay - cô Nguyễn Thị Thanh Toàn (sinh năm 1963) được cử vào bản tăng cường dạy cho học sinh Chứt.
Cô Toàn đang lật giở lại kí ức 15 năm gắn bó với đồng bào dân tộc |
Ban đầu, ngành giáo dục họp tìm phương pháp và nhờ cô Toàn giúp bằng cách một tuần vào bản một lần.
“Lúc nghe phòng nói vào bản một tháng một lần, tôi cười vì nghĩ nhiềunăm dạy các em ở Trường dân tộc thiểu số mà việc học còn gặp nhiều khókhăn. Giờ đây, một tháng dạy một tuần thì hiệu quả sao được. Suy nghĩ đó,khiến tôi trăn trở rất nhiều. Tuổi tôi đã già, con út còn quá nhỏ,chồng đi làm xa không thể vào bản dạy được. Nhưng cũng không thể để cáctrong tình trạng không biết chữ như thế.
Bà Hồ Nam, Trưởng bản ở đây cho biết: “Trong bản này, sau bộ đội biên phòng, cô Toàn là người luôn được học sinh kính trọng, và cũng rất gần gũi với đồng bào”.
Những tình cảm, nét chữ đáng yêu qua những dòng thư mà học sinh dân tộc Chứt gửi đến “mẹ” của mình. |
Nghĩ là làm, cô bắt tay vào làm công tác tư tưởng với gia đình, nhưng không được sự đồng thuận của con gái. Cô thuyết phục con:“Mẹ biết con lo cho mẹ, nhưng cuộc đời là phải biết hi sinh và cống hiến. Người ta đang cần mẹ lúc này nên mẹ không thể bỏ rơi đồng bào của mình….”
Cô giáo may lại quần áo rách cho trò và tranh thủ giờ nghỉ trưa lên rẫy với bà con. |
Điều kỳ diệu mang tên "cô Toàn"
“Lúc mới vào, tôi vô cùng bất lực trước việc học sinh không biết chữ. Nếu là trẻ em ngoài này thì sẽ có nhiều người cho rằng chúng là trẻ khuyết tật. Sau đó, cùng ăn, cùng ở, cùng học với các em. Đến thời điểm này, 14 em học sinh mà tôi dạy ở đây đã biết đọc, biết viết. Có thể coi đó là điều mà tôi thấy hạnh phúc nhất trong suốt 27 năm dạy học”.
Ông Trần Đình Hùng, Trưởng phòng Giáo dục huyện Hương Khê cho biết: “Sau một học gắn bó với học sinh bản Chứt - bằng sự tận tụy và sự nhiệt tình cô đã làm nên điều kỳ diệu: 14 em học sinh ở Trường Tiểu học Hương Liên đã biết đọc, biết viết và hòa nhập, sinh hoạt tập thể tốt”.
Ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch huyện Hương Khê cũng chia sẻ: “Tôi rất thán phục và rất bất ngờ trước hành động của cô giáo Toàn. Ở tuổi già mà tình nguyện, vượt cả quãng đường xa vào bản dạy chữ cho các em là điều mà không phải người giáo viên nào cũng làm được….”.
- Duy Quang - Thiện Lương