Giáo sư Mỹ điểm danh rào cản tiếng Anh của người Việt_bảng xếp hạng nhật bản 1
Quá coi trọng điểm số,áosưMỹđiểmdanhràocảntiếngAnhcủangườiViệbảng xếp hạng nhật bản 1 học tủ, học theo bí kíp mà không hiểu bản chất ngôn ngữ trong ngữ cảnh cụ thể chính là rào cản khiến người Việt dù học ngữ pháp tốt nhưng lại không thể nghe, nói, giao tiếp bằng tiếng Anh như kỳ vọng.
Đây là nhận định của GS. David Pickus - người biết 7 thứ tiếng, có kinh nghiệm giảng dạy cho các sinh viên đến từ nhiều quốc gia, chia sẻ bên lề hội thảo về Phương pháp giảng dạy tại Học viện Anh ngữ EQuest.
GS. David Pickus là diễn giả chính của hội thảo Phương pháp giảng dạy do Học viện Anh ngữ EQuest tổ chức |
Vượt qua điểm khởi đầu
- Thưa giáo sư, được biết ông đã giảng dạy tại nhiều trường đại học hàng đầu trên toàn thế giới, có sự khác biệt nào giữa sinh viên Việt Nam và các nước khác không?
Tôi đã giảng dạy rất nhiều sinh viên tại các nước, tôi thấy cơ bản không có sự khác biệt nào về khả năng tiếp thu kiến thức và ngôn ngữ giữa các sinh viên. Tuy nhiên, có một đặc điểm rất giống nhau giữa sinh viên Việt Nam và Châu Á đó là việc quá trú trọng vào điểm số kì thi và coi đó là thước đo sự tiến bộ của bản thân. Vì vậy họ tập trung học tủ, học các bí kíp để luyện thi chỉ với mục tiêu nâng cao điểm số.
Thực tế thì điểm số không phản ánh được toàn diện khả năng ứng dụng và sử dụng tiếng Anh. Rất nhiều sinh viên gặp phải tình trạng học vẹt, không hiểu được bản chất của ngôn ngữ trong ngữ cảnh cụ thể, vì thế dù có học tiếng Anh trong nhiều năm, đạt số điểm kỳ vọng nhưng vẫn không thể sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc và học tập.
- Bản thân giáo sư cũng biết và sử dụng thành thạo 7 ngôn ngữ gồm tiếng Anh, tiếng Đức, Ý, Pháp, Indonesia, Serbia/ Croatian/ Bosnia, Hebrew (Do Thái) và mới đây Giáo sư tiếp tục học thêm các ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Trung. Vậy giáo sư có những kinh nghiệm gì trong việc học ngoại ngữ?
Nhiều năm trước đây tôi cũng đã từng gặp nhiều khó khăn khi học thêm một ngôn ngữ mới, thậm chí có những thời gian tôi không có sự tiến bộ nào. Sau này, tôi mới nhận ra sai lầm của mình chính là việc chưa dành nhiều thời gian và sự đầu tư nghiêm túc cho việc học.
Thực ra, học ngoại ngữ chỉ khó ở thời gian khởi đầu, khi bạn đã có nền tảng, càng về sau mọi thứ càng trở nên rất dễ dàng. Vì vậy thách thức của người học chính là vượt qua được điểm khởi đầu.
GS. David Pickus và cô giáo 990 điểm TOEIC Hà Hồng Nhung |
- Vậy lời khuyên của giáo sư cho sinh viên Việt Nam khi học tiếng Anh?
Các bạn nên học từng chút một, với một thái độ nghiêm túc và quyết tâm. Chu trình học tập đó là học - ôn tập - kiểm tra và tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi đạt được mức kỳ vọng. Việc học cần được rèn luyện một cách thường xuyên tại cả lớp học lẫn ở nhà.
Tiếng Anh chủ động với lớp ban ngày
- Giáo sư đã có dịp dự giảng chuỗi mô hình lớp học Tiếng Anh ban ngày gồm IEC 3+ (http://iec.equest.edu.vn/), TOEIC 3+(http://toeic.equest.edu.vn/) tại Học viện Anh ngữ EQuest. Đây là một hình thức học tiếng Anh rất mới, trong đó đề cao tính chủ động của học viên. Tại các khóa học ban ngày, học viên học được tự đăng ký học theo chủ đề, trình độ và thời gian học phù hợp với kế hoạch bản thân. Giáo sư đánh giá như thế nào về mô hình học tập này?
Tôi đã tham gia dự giờ lớp học tiếng Anh giao tiếp ban ngày IEC 3+ của học viện Anh ngữ EQuest, cá nhân tôi đánh giá cao tính linh động của mô hình học tập này, cũng như nội dung, phương pháp giảng dạy, chất lượng giáo viên. Khóa học sẽ mang tới sự tiến bộ vượt bậc dành cho học viên nếu như các bạn có thêm sự quyết tâm và đầu tư thời gian thích đáng cho việc rèn luyện.
Bên cạnh đó, chương trình này còn bổ trợ thêm các buổi đào tạo kỹ năng mềm trong khóa học, đây là một môi trường lí thuyết - thực hành tốt để mang đến nền tảng hoàn hảo cho học viên trước khi đi làm.
- Xin cảm ơn giáo sư về buổi trò chuyện này!
GS. David Pickus nhận bằng cử nhân về lịch sử của trường đại học Lawrence và bằng tiến sĩ về lịch sử tri thức Đức tại đại học Chicago năm 1995. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm khu vực Trung u, Balkans, khu vực Trung Đông và Trung Quốc. Ông đã nhân bằng học giả Fulbright ở Belgrade, Serbia khóa 2007-2008. Trước đây ông là GS Lịch sử và Chính trị tại Trường Đại học Barret Honnors (Bang Arizona) trường Đại học công lớn nhất Hoa Kỳ. Hiện nay GS đang giảng dạy bộ môn Lịch sử thế giới tại ĐH Nhân Dân Bắc Kinh, Trung Quốc. GS. David Pickus đã từng nhiều lần sang Việt Nam để nói chuyện về chủ đề Toàn cầu hóa, Tương lai của giáo dục trong bối cảnh toàn cầu. |
Phương Dung
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/788f498906.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。