当前位置:首页 > World Cup

Bạn trẻ Tây Ninh luồn rừng, treo mình trên vách núi... để nhặt rác_kèo lazio

{keywords}
Annh Thành và 2 bao rác anh nhặt từ chuyến leo núi cùng nhóm bạn.

Leo núi,ạntrẻTâyNinhluồnrừngtreomìnhtrênváchnúiđểnhặtrákèo lazio luồn rừng… nhặt rác

Chuyến leo núi Bà Đen (TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) để nhặt rác đã kết thúc, anh Chung Quốc Thành (35 tuổi, quê tỉnh Tây Ninh) vẫn vẹn nguyên niềm xúc động. Anh nói, mỗi khi dọn sạch rác thải, chai nhựa… ở những cung đường mình đi qua, anh đều rất vui và hạnh phúc.

Thành vốn là giáo viên nhưng có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn leo núi. Anh thường thử thách mình bằng những cung đường hiểm trở trên núi Bà Đen. Tuy nhiên, mỗi lần khám phá những con đường dẫn lên đỉnh núi, anh lại chạnh lòng khi thấy rác thải, chai nhựa ngổn ngang dưới chân.

Thấy rác thải, chai nhựa, túi nilon… dần xâm lấn những cung đường ưa thích của những “tín đồ” bộ môn leo núi, Thành nảy ra ý định tình nguyện đi nhặt rác. Nghĩ là làm, mỗi khi có thời gian, thấy đường lên núi ngập vỏ chai, rác thải…, Thành lại xách bao tải, luồn rừng, leo núi để gom rác.

{keywords}
Ý tưởng leo núi kết hợp nhặt rác của anh Thành được nhiều bạn trẻ, khách du lịch hưởng ứng, nhiệt tình tham gia.

Anh kể: “Ban đầu, tôi và cô bạn thân rủ nhau vừa leo núi vừa nhặt rác để làm sạch cảnh quan. Sau đó, tôi nảy ra ý tưởng rủ những người có cùng đam mê leo núi tham gia hoạt động này để vừa rèn luyện sức khỏe vừa làm được công việc có ý nghĩa”.

Ý tưởng của Thành nhanh chóng được các bạn trẻ từ khắp nơi hưởng ứng. Mỗi khi có dịp đến núi Bà Đen du lịch, các bạn lại cùng anh lập nhóm vừa leo núi, khám phá các cung đường mới vừa nhặt rác. Nhóm thanh niên len lỏi khắp ngõ ngách, hang đá… để nhặt túi nilon, vỏ chai nhựa...

“Chúng tôi không có nhóm, hội cụ thể. Đa số những người tham gia nhặt rác cùng tôi là các anh em ở Tây Ninh và một số bạn ở nơi khác có cùng đam mê leo núi. Mỗi lần đi như vậy có khoảng 40-50 bạn tham gia, lần nhiều nhất là 120 người. Thông thường, chúng tôi nhặt được từ 200-300kg vỏ chai nhựa…”, anh Thành kể.

{keywords}
Nhóm thanh niên tự nguyện luồn rừng, treo mình trên những vách đá để nhặt rác, vỏ chai nhựa…

Nhóm nhặt rác đem theo những bao tải lớn để chứa rác. Mặc cho trời nắng nóng, phải leo, trèo qua những cung đường hiểm trở, vắt vẻo trên các mỏm đá, nhóm bạn trẻ vẫn cõng, gánh, vác những bao tải chứa đầy rác, vỏ chai đến nơi tập kết.

Đa số các loại rác này sẽ được nhóm thanh niên bàn giao cho ban quản lý khu du lịch núi Bà Đen xử lý theo quy trình. Tuy nhiên, đối với các loại vỏ chai nhựa, chai bia…, nhóm bạn trẻ thường tặng lại cho những người nhặt ve chai tại các điểm du lịch trên núi.

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường

Anh Thành chia sẻ, anh rất yêu quê hương Tây Ninh của mình nên luôn muốn tỉnh nhà đẹp nhất trong mắt du khách. Đó là một trong những nguyên nhân, động lực giúp anh sẵn sàng chinh phục các cung đường núi hiểm trở để nhặt rác.

{keywords}
Hiện nay, ngày càng nhiều bạn trẻ, khách du lịch tham gia hoạt động leo núi kết hợp nhặt rác.

Ngoài ra, anh cũng hy vọng hoạt động trên sẽ lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, gìn giữ cuộc sống xanh đến với mọi người. Anh luôn quan niệm, tử tế với môi trường là tử tế với chính mình. Thế nên, anh cảm thấy buồn khi núi đầy rác do “ý thức chưa cao của một bộ phận không nhỏ du khách”.

“Tôi hy vọng, khi thấy những hình ảnh nhóm bạn trẻ bất chấp nguy hiểm, băng rừng nhặt rác sẽ giúp mọi người có ý thức hơn trong việc xả rác. Bởi, bạn vứt rác bừa bãi chính là bạn đang huỷ hoại đi môi trường sống của mình”, anh nhận định.

Tính đến ngày 21/3, anh và nhóm bạn trẻ tình nguyện đã 5 lần leo núi Bà Đen để nhặt rác. Điều đáng mừng là ngày càng có nhiều bạn trẻ ủng hộ, hăng hái tham gia hoạt động ý nghĩa trên.

{keywords}
Rác sau khi nhặt sẽ được nhóm của anh Thành tập trung lại, bàn giao cho ban quản lý khu du lịch hoặc tặng những người nhặt ve chai.

Hiện nay, không chỉ các bạn trẻ có đam mê, kỹ năng leo núi mới tham gia chinh phục đường núi để nhặt rác. Ngoài ra, nhiều khách du lịch khác cũng bị hoạt động này cuốn hút.

Anh nói: “Mỗi lần đi như vậy, chúng tôi rất vui và hạnh phúc. Vừa qua, có đến 120 người tham gia leo núi để nhặt rác. Lần này, chúng tôi nhặt được gần nửa tấn rác. Đây là lần đi có nhiều cảm xúc, kỷ niệm nhất. Nhiều anh em tâm huyết quá nên khi thấy cung đường hôm qua leo qua còn đầy rác nay đã sạch trơn nên xúc động rơi nước mắt luôn”.

Tuy nhiên, hoạt động này khá nguy hiểm đối với những người mới bởi phải đi qua những đoạn đường hiểm trở, nguy hiểm. Trong khi đó, những người này chưa quen với độ cao, chưa có kỹ năng leo núi dẫn đến có thể bị đuối sức, chuột rút, thậm chí gặp các tai nạn khó ngờ.

{keywords}
Anh Thành và nhóm bạn của mình hy vọng hoạt động này sẽ lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, cuộc sống xanh đến mọi người.

Thế nên, mỗi khi lập nhóm leo núi để nhặt rác, anh đều phải bố trí các bạn giàu kinh nghiệm leo núi đi kèm người mới. “Thường thì tôi sẽ chia các bạn tham gia hoạt động này theo từng nhóm. Mỗi nhóm dưới 10 người, trong đó có một người đứng đầu và một số bạn có kinh nghiệm leo núi để kèm nhau đi”, anh Thành cho biết.

Được biết, sắp tới đây, Thành sẽ cùng những người cùng đam mê tiếp tục thực hiện chuyến leo núi Bà Đen để khám phá vẻ đẹp núi rừng và làm sạch các đoạn đường ngập rác. Anh hy vọng, hoạt động này sẽ lan tỏa để mọi người hiểu và chung tay bảo vệ môi trường.

Xem thêm video: Bức tường hoa đẹp mê mẩn thu hút thiếu nữ Sài thành đến check-in

Bài:Nguyễn Sơn

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô gái Nga nhặt rác trên bãi biển Phú Quốc

Cô gái Nga nhặt rác trên bãi biển Phú Quốc

Thấy túi nylon, ống hút, cốc nhựa vứt khắp nơi trên bãi Ông Lang ở Phú Quốc, Sonya đã hủy kế hoạch vui chơi, dành thời gian đi nhặt rác. Nhiều bạn trẻ Việt Nam đã tham gia cùng cô.

分享到: