Bài 3: Phát huy sức mạnh từ nhân dân
Nhằm ổn định trật tự trị an trong tỉnh để người dân an tâm lao động,ảovệchínhquyềnsaungàyđấtnướcthốngnhất–Bàc2 cúp sản xuất, lực lượng Công an (CA) Bình Dương đã có nhiều cách làm hay nhằm phá tan âm mưu phản động của các tổ chức nhen nhóm thành lập, tấn công tội phạm… Trong đó, công tác vận động người dân cùng chung tay tham gia giữ gìn an ninh trật tự, tố giác tội phạm được phát huy sâu rộng.
Phát huy sức mạnh trong nhân dân
Nhờ biết phát huy sức mạnh của người dân trong công tác giữ gìn trật tự trị an và phối hợp với CA các địa bàn lân cận mà lực lượng CA Bình Dương liên tục triệt phá nhiều tổ chức phản động. Vào tháng 4-1976, CA Đồng Nai phá vụ án H500. Qua khai thác các đối tượng trong chuyên án này khai đã thành lập được Chính phủ Trung ương, các quân khu. Riêng ở Đồng Nai và các tỉnh lân cận, chúng đã thành lập được Quân khu 3 phát triển được 7 quận với 2 hệ: Hệ hành chính có tên “Hội đồng lãnh đạo quốc gia”, hệ quân sự có tên “Dân quân phục quốc”.
Nhận được tin báo của CA TP.Biên Hòa, CA huyện Dĩ An đã báo cáo và được lãnh đạo Ty CA chỉ đạo phối hợp trinh sát Phòng Bảo vệ chính trị điều tra, rà soát 8 đối tượng tại khu vực Nội Hóa thuộc xã Bình An. Sau gần 1 tháng điều tra, xác minh, ngày 25-7-1976, lãnh đạo Ty CA, Phòng Bảo vệ chính trị và CA huyện Dĩ An đánh giá lại tình hình và quyết định lập chuyên án mang bí số “C4” do đồng chí Võ Sĩ Lâm, Trưởng phòng Bảo vệ chính trị làm Trưởng ban chuyên án, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trần Quang Minh, Phó ty phụ trách an ninh.
CA Bình Dương luôn rèn luyện để trở thành lực lượng tinh nhuệ trong nhiệm vụ bảo vệ chính quyền và tấn công các băng nhóm tội phạm sau ngày đất nước thống nhất (Ảnh: PX 15)
Ngày 29-7-1976, đồng chí Trần Quang Minh thay mặt lãnh đạo ty triệu tập cuộc họp đánh giá tình hình vụ án. Sau khi nghe báo cáo tình hình, diễn tiến của các đối tượng, xét tính chất cấp bách của vụ việc, lãnh đạo ty quyết định phá án, bắt các đối tượng cầm đầu tổ chức ở 2 huyện để khai thác. Sau đó tiếp tục bắt 11 đối tượng khác và thu giữ súng, máy đánh chữ, bản đồ… Sau khi kết thúc quá trình điều tra, vụ án này đã được đưa ra xét xử công khai. TAND đã tuyên phạt Phạm Văn Dương, Phạm Văn Ốc tử hình; Phạm Đình Vĩnh án chung thân; các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 18 tháng tù đến 5 năm tù giam.
Thực hiện chỉ đạo của Ty CA, các đơn vị nghiệp vụ và CA các huyện, thị có kế hoạch triển khai sâu rộng các mặt công tác đến cho cán bộ, chiến sĩ. Nhờ kết hợp công tác truy quét với phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong nhân dân, trong các cơ quan, xí nghiệp đã giúp ta bóc gỡ nhiều mạng lưới mật của địch, ngăn chặn kịp thời nhiều băng đảng, nhóm phản động đang móc nối hoạt động.
Triệt phá hàng loạt băng cướp táo tợn
Từ ngày 19 đến 23-1-1977, hội nghị CA tỉnh chính thức được triệu tập với sự tham dự của 66 đại biểu. Sau 5 ngày diễn ra, hội nghị CA tỉnh lần thứ nhất đã ra nghị quyết về công tác CA năm 1977, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của quần chúng nhân dân trong việc giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ chính quyền cách mạng. Có thể nói với khí thế cách mạng sau chiến thắng 1975, người dân đã mạnh dạn tham gia cùng các lực lượng chức năng tấn công, tố giác tội phạm, trong đó đáng chú ý là từ tin báo của người dân, CA đã triệt phá nhiều băng cướp manh động.
Vào thời điểm này, một số đối tượng bất lương có trang bị vũ khí, lợi dụng đường vắng để cướp, các băng cướp ở vùng giáp ranh rục rịch hoạt động trở lại. Trước tình hình này, CA tỉnh liên tiếp mở các đợt truy quét tội phạm. Được sự giúp đỡ của người dân và bộ đội, ta đã triệt phá được nhiều băng cướp đặc biệt nguy hiểm như băng cướp do Vũ Tùng Hội cầm đầu, băng cướp do Nguyễn Đức Hoan cầm đầu… Những băng cướp này trang bị vũ khí và gây án ở TP.Hồ Chí Minh, sau khi bị truy bắt chúng cải trang thành bộ đội và cảnh sát rồi chuyển lên hoạt động ở địa bàn Sông Bé. Chỉ trong thời gian ngắn các đối tượng này đã gây ra 10 vụ chặn đường cướp xe máy và 2 vụ chặn ô tô để cướp trên tuyến quốc lộ 13. Lãnh đạo Ty CA chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và CA huyện Thuận An lên kế hoạch triệt phá băng cướp này. Sau thời gian theo dõi, lực lượng đã bao vây địa bàn của chúng. Phát hiện bị vây bắt, bọn cướp ngoan cố dùng súng chống cự quyết liệt buộc lực lượng phải nổ súng bắt giữ. Ngay sau đó, lực lượng đã phối hợp CA TP.HCM bắt tổng cộng 30 đối tượng trong băng cướp này.
Một vụ án khác cũng rất đáng quan tâm trong thời gian này là đêm 12-8-1977, bọn cướp bắn chết vợ chồng ông Đặng Văn Ba và cô con gái ngay tại nhà ở Phú Thọ, TX.Thủ Dầu Một để cướp tài sản. Ngay sau đó lực lượng hình sự đã có mặt tại hiện trường để tiến hành công tác điều tra. Các mũi điều tra tập trung vào vũng máu thứ tư tại hiện trường và nhận định khi gây án một tên cướp bị thương. Các trinh sát chia thành nhiều hướng đến bệnh viện, trạm xá tại địa bàn Thuận An và Thủ Dầu Một để truy tìm nghi can nhưng vẫn không có dấu vết. Một mũi trinh sát được phân công đến xác minh tại một số bệnh viện ở TP.HCM và nhận được thông tin, vào đêm xảy ra vụ án mạng, có một người đàn ông được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy vì bị trúng đạn. Người này không có thân nhân chăm sóc. Ngay lập tức các trinh sát chia ra túc trực chờ nạn nhân này tỉnh dậy để khai thác thông tin. Cuối cùng người này khai đã cùng 4 gã đồng bọn khác gồm các tên Tám, Ảnh, Sang và Tâm thực hiện vụ giết người cướp tài sản của gia đình ông Ba. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát đã bắt gọn các đối tượng còn lại, thu giữ được 2 khẩu súng M16 là vũ khí gây án.
Bài 4: Bảo vệ thành quả cách mạng
P.V (Theo Lịch sử Công an Bình Dương)