当前位置:首页 > Cúp C2

Đón dâu, nhà trai căng thẳng phá hàng rào dây tơ hồng của nhà gái_bdkq hang 2 duc

Gia tộc nhà ông Lê Hồng Đức (SN 1940,Đóndâunhàtraicăngthẳngpháhàngràodâytơhồngcủanhàgábdkq hang 2 duc ở Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) được đánh giá là bề thế ở khu vực vào đầu thế kỷ 20 nhờ nghề làm gốm và sản xuất gạch.

‘Các cụ thân sinh ra ông nội Lê Quang Bưu của tôi là những người có của ăn của để. 

Nghe mọi người kể lại, ngày cưới, ông nội tôi được bố tặng 100 hạt vàng, mỗi hạt có kích thước bằng hạt đỗ xanh và tờ tiền mệnh giá 100 đồng Đông Dương. Từ số tiền ban đầu, ông bà nội tôi phát triển lò gốm, gây dựng được cơ nghiệp riêng cho mình, còn phát đạt hơn cả bố mẹ.

Căn biệt thự 2 tầng xây kiểu Pháp hiện gia đình tôi sinh sống là do ông nội tôi xây dựng’, ông Đức chia sẻ.

{keywords}
Ông Đức trước gian thờ tự của gia đình

Vẫn lời ông Đức, thuở nhỏ, gia đình ông có tới 10 người giúp việc. Họ vừa hỗ trợ công việc lò gốm vừa dọn dẹp nhà cửa. Phương tiện đi lại của gia đình là xe tay.

‘Để thuận tiện cho việc di chuyển, ông nội tôi mua một chiếc xe tay, thuê người kéo, ăn ở luôn trong nhà. Thời điểm đó, những chiếc xe tay có thể được ví như tài sản lớn. Ngoài căn biệt thự, ông bà nội tôi còn mua thêm 11 căn nhà, nằm rải rác trong làng’.

Người đàn ông lớn tuổi chia sẻ, chính vì khá giả như vậy nên mỗi đám cưới con/cháu của gia đình đều được tổ chức lớn.

{keywords}
Đồ gốm cổ từ thời các cụ trong dòng họ ông Đức để lại

Trong những câu chuyện được nghe kể lại, ông Đức vẫn nhớ như in đám cưới của người bác tên Lê Ngọc Uyển vào thập niên 30 của thế kỷ trước.

‘Đám cưới đó tổ chức linh đình 3 ngày, đồ uống là rượu, thuốc lá nhập khẩu, tiệc cưới truyền thống gồm có thịt lợn, thịt bò, canh mọc…

Nhưng có lẽ ấn tượng với tôi hơn cả là thủ tục ‘chăng dây, đóng cửa ngõ’ khi đi đón dâu. Nghi thức này bây giờ không còn xuất hiện ở các đám cưới hiện đại’, giọng chậm rãi ông Đức nói.

Theo lời ông Đức mô tả, đây là tục lệ chỉ các nhà giàu xưa hay làm. Đoàn nhà trai tới gần nhà gái, người bên họ nhà gái mang dây ra chặn ngang đường. Dây này gọi là tơ hồng. Phía nhà trai phải mang tiền hoặc lễ vật như: chè, thuốc lá, rượu… đưa cho người chăng, để họ buông dây, lấy lối đi vào nhà gái.

{keywords}
Biệt thự 2 tầng xây từ thời Pháp thuộc của gia đình ông Đức từng là công trình lớn trong vùng đầu thế kỷ 20

Đám rước của nhà trai vượt qua mọi lớp dây, tới cổng nhà gái. Lúc này cổng bị đóng chặt, muốn cổng mở, người đại diện sẽ mang thêm một ít tiền đưa cho người gác. Người gác thường là em của cô dâu hoặc người trong nhà. Đó gọi là ‘tiền mở cổng’.

Trong lễ đón dâu của bác ông Đức, nhà trai phải vượt qua 13 lần chăng dây như vậy trên đoạn đường chỉ dài khoảng 500m.

Sau khi đã vào đến sân nhà gái, đoàn đón dâu được mời vào nhà ngồi chơi trên chiếu hoa, ǎn trầu, uống nước và sau đó dùng cơm chiều. Xong xuôi, đại diện nhà trai đứng lên làm thủ tục xin dâu với họ nhà gái. Người này thường là phụ nữ có tuổi còn song toàn (còn chồng) và ‘mắn’ con, đủ nếp, tẻ.

‘Ngày xưa ở làng, người ta gọi ông nội tôi là Lý Bá. Bác tôi kể, lễ mừng thọ mẹ của ông nội tôi tròn 60 tuổi - tức là mẹ cụ Lý Bá cũng xa hoa không kém, nức tiếng một vùng.

Toàn bộ tiệc mừng thọ này, ông nội tôi tự bỏ tiền túi, mổ 50 con lợn mời cả làng ăn suốt 3 ngày 3 đêm. Tiệc tàn, mỗi khách ra về được gia chủ tặng 1 chiếc bánh dày to bằng chiếc đĩa và 1 quả nem’, ông Đức nhớ lại.

Sau này, trải qua nhiều biến động nhưng dòng họ nhà ông Đức vẫn trụ vững, gìn giữ nghề gốm cổ. Vào các dịp giỗ, mọi người vẫn tụ tập nhau lại, mổ một con bò để con cháu, họ hàng xa về dự. 

'Đó là cách chúng tôi duy trì nếp nhà, giáo dục con cháu đoàn kết, yêu thương lẫn nhau', Người đàn ông sinh năm 1940 trầm ngâm chia sẻ.

Chuyện tình ông chủ lò gốm Bát Tràng và người đẹp phố cổ

Chuyện tình ông chủ lò gốm Bát Tràng và người đẹp phố cổ

Hôn lễ đang diễn ra thì gặp sự cố, cả khu vực mất điện, chìm trong bóng tối. Không còn cách nào khác, mọi người hò nhau lấy lốp ô tô cũ hỏng, cắt ra từng mảnh nhỏ rồi đốt.

分享到: