Mang tiếng cười,ânhẻmBốGiàNgườiđànghoàngmớivàođượcđâkq latvia thu nhập đến cho người dân Thấy người lạ dừng xe phía trước con hẻm cũ kỹ, nhà hoang rách nát, cô Tâm (70 tuổi, ngụ cù lao Nguyễn Kiệu, Quận 4, TP.HCM) dừng bán nước, chạy ra hỏi thăm, chỉ đường. Cô Tâm nói, mấy ngày nay, con hẻm tại cù lao này trở nên nổi tiếng, được nhiều người đến tham quan. “Hẻm này, Trấn Thành, Ngô Thanh Vân mới đến đóng phim. Căn nhà của Ba Sang (nhân vật chính trong phim Bố già) sâu trong hẻm. Trấn Thành đóng ở đó cả tháng. Đoàn làm phim cũng thuê quán tôi để quay nữa”, cô Tâm chia sẻ. Cũng theo bà, nơi đây đang được giải toả, không còn mấy hộ ở lại. Cả hẻm hơn phần nửa là nhà nát, không cửa, không mái, tường gạch vỡ nát. Thế nhưng, hẻm lại trở thành “phim trường” lý tưởng của nhiều đoàn làm phim. “Đoàn phim đến, họ mang theo sự tấp nập, náo nhiệt và cả thu nhập nữa. Như phim Bố giàvừa rồi, họ thuê quán của tôi làm bối cảnh chợ, trả tiền rất sòng phẳng và tình cảm. Đã thế, tôi còn bán nước được nhiều hơn mọi ngày nên có thêm thu nhập”, bà Tâm nói.
Cách đó không xa, bà Mai cũng hồ hởi khi nghe có khách đến tìm hiện trường các cảnh quay phim Bố già. Bà nói, những ngày đoàn phim lưu lại đây vui lắm, không ai thấy phiền hà gì cả. “Xóm cù lao thường bị ngập nước vào thời điểm triều cường. Đợt Trấn Thành quay phim, triều cường lên, họ quay cảnh ngập nước thực tế. Đoàn làm phim cũng mượn, thuê nhà người dân ở đây để quay phim nữa”, bà Mai nhớ lại. Ngồi trước hiên nhà, bà Hai tự hào khoe rằng, bà được nghệ sĩ Trấn Thành cùng ê-kíp mượn căn nhà đơn sơ, bé nhỏ của mình đóng cảnh đứa trẻ từ trong nhà chạy ùa ra hẻm. Bà nói rằng, đoàn làm phim còn mượn mấy cái lu nước để dựng bối cảnh nhà của ông Ba Sang.
Càng gần khu vực được chọn làm bối cảnh nhà nhân vật Ba Sang, người dân hẻm “Bố Già” càng háo hức khi có người hỏi thăm. Người dân tại đây cho biết, một số người dân trong hẻm đã có những đóng góp nho nhỏ vào các phân đoạn của bộ phim. Sau khi hoàn tất công việc, họ đều được đoàn làm phim trả công, gửi quà. Cô Nguyệt, người được nghệ sĩ Trấn Thành cùng ê-kíp thuê chiếc xe máy, mũ bảo hiểm để hoá thân vào nhân vật Ba Sang kể: “Các nghệ sĩ hoà đồng lắm. Họ cần gì đều hỏi thuê, mượn và trả phí đầy đủ. Nhờ vậy, chúng tôi có thêm được thu nhập…”. Ngoài ra, một số người dân tại đây cũng được đoàn làm phim chọn làm diễn viên quần chúng, thuê hỗ trợ các công việc khác với mức thù lao xứng đáng. Thế nên, khi có thông tin nghệ sĩ Trấn Thành và ê-kíp hờ hững, không gần gũi với người dân tại hẻm, họ rất bức xúc. “Ở đây người đàng hoàng mới được quay phim” Người dân tại đây cho biết, các thông tin nói Trấn Thành lạnh lùng, không quan tâm, không gửi lời cám ơn bà con trong hẻm khiến họ cảm thấy bị tổn thương. Bởi, những ngày đoàn phim lưu lại, người dân không chỉ có niềm vui mà còn có thêm thu nhập.
“Các thông tin nói Trấn Thành không gần gũi người dân là không đúng, ảnh hưởng đến chúng tôi rất nhiều. Tôi không hiểu sao lại có người nói như thế bởi trên thực tế, chúng tôi rất quý mến Trấn Thành và các nghệ sĩ, diễn viên trong ê-kíp phim Bố già. Ngược lại, họ cũng rất thân thiện, dễ mến. Dân ở cù lao này hiền không hiền, dữ không dữ nhưng người đàng hoàng mới được vào đây quay phim”, một người phụ nữ bức xúc cho biết. Cùng quan điểm, cô Thủy, người được đoàn phim chọn làm diễn viên quần chúng kể: “Tôi được mời đóng vai quần chúng, chỉ việc ngồi nói chuyện bình thường như mọi ngày mà được trả 200 nghìn đồng. Đã thế, tôi còn được đối xử như người trong đoàn, diễn viên ăn uống cơm nước thế nào, tôi cũng được như thế. Quay xong, tôi còn được họ tặng quà nữa”. Đứng bên cạnh người hàng xóm, cô Hà cũng tự hào khoe được tham gia đóng vai quần chúng và nhận định, đoàn phim Bố giàrất chuyên nghiệp, tình cảm. Bà cũng dành nhiều tình cảm cho diễn viên Trấn Thành và cho biết, nam nghệ sĩ thực sự rất gần gũi, vui tính.
Nghe cô Hà khen nam nghệ sĩ, bà Giang, người được đoàn phim thuê dàn karaoke gia đình cũng gật gù đồng ý. Bà kể: “Nói Trấn Thành không tình cảm là không đúng. Không kể chuyện Trấn Thành cùng ê-kíp sòng phẳng trong việc thuê nhà, vật dụng đóng phim, ngay cả những việc rất nhỏ, Thành cũng quan tâm”. Bà Hà kể thêm rằng, lúc thuê nhà người dân để đóng phim, thấy nhà bên cạnh có con chó bị bệnh, Trấn Thành cũng cho tiền để người nhà đem đi chữa, thuốc thang. “Hôm dựng hàng rào sắt cho nhà ông Ba Sang, ông được thuê không may đứt tay, Thành và ê-kíp cũng hỏi han, lo tiền thuốc thang… Đóng phim đầu tắt mặt tối, chưa biết lỗ lãi thế nào nhưng Thành và đoàn làm phim vẫn rất vui vẻ và lo lắng cho người dân”, bà nói thêm.
“Mỗi khi các đoàn phim đến, họ không chỉ mang lại niềm vui, sôi động cho chúng tôi mà còn giúp tôi có thêm ít thu nhập. Thế nên không có chuyện chúng tôi khó chịu, cảm thấy phiền hà”, một người dân nói thêm. Cô Mai khẳng định: “90% người dân ở đây rất yêu quý đoàn phim Trấn Thành nhưng 9 người 10 ý, sẽ có người không thích. Tôi thấy họ cư xử đàng hoàng, chuyên nghiệp nhất trong các đoàn phim đến đây. Nếu phim Trấn Thành lỗ, chắc không có ai biết đến xóm tôi, cũng không có những thông tin tiêu cực”. Xem thêm video: Cuộc sống ở hẻm nhỏ, nơi Trấn Thành và đoàn phim Bố già 'đóng đô' Bài, ảnh:Nguyễn Sơn Cuộc sống ở hẻm nhỏ, nơi Trấn Thành và đoàn phim Bố già 'đóng đô'Con hẻm cũ kỹ với những căn nhà đổ nát, bỏ hoang trở nên nổi tiếng khi trở thành bối cảnh chính của bộ phim Bố Già do Trấn Thành và ekip sản xuất. |