Hai tuần nay,àxuấtbảnthắngđậmchịlaocôngméomặtvìgiásáchgiásoi kèo bóng đá me chị Lê Thị Hoa - lao công tại một khu chung cư ở Quận 10, TP.HCM đã nhờ người quen đăng thông tin tìm việc làm thêm theo giờ trong nhóm Zalo của cư dân. Chị Hoa tâm sự hàng ngày chị chịu trách nhiệm lau dọn hành lang và khu vực đổ rác của 15 tầng nhà, công việc vốn dĩ đã rất vất vả và kéo dài từ sáng đến chiều muộn, nhưng chị cũng thường xuyên phải tăng ca đến 10h tối mới được nghỉ. “Mấy tháng trước, tôi chỉ tăng ca khi không thể từ chối. Nhưng bây giờ, tôi phải cố thêm”. Lý do, theo chị Hoa, là những khoản dự chi đầu năm học cho 3 đứa con đang ở với bố và ông bà dưới quê Đồng Tháp, mà trong đó có SGK và các loại sách kèm theo là khoản chi không nhỏ. Năm nay, chị Hoa có một bé lên lớp 6, một bé lớp 2 và một bé vào lớp 1. “Hồi bé đầu mới đi học, SGK rẻ lắm đâu như hơn 100 nghìn thôi. Nhưng năm ngoái bé thứ hai học lớp 1 theo chương trình mới gì đó, tiền mua sách đã mấy trăm nghìn rồi, nhưng bé đầu học chương trình cũ nên tiền SGK vẫn rẻ. Năm nay, tôi thấy ông xã bảo bé học lớp 6 tiền SGK đâu như 300 nghìn, 400 nghìn gì đó, bé thứ hai cũng vậy. Số tiền chồng bảo mua sách cho con gồm cả vở bài tập kèm theo các môn. Cô giáo bảo mua để các con làm cho tiện thì chúng tôi cũng phải mua thôi". Cũng là dân ngoại tỉnh về Sài Gòn kiếm sống, anh Nguyễn Văn Thanh (Đắk Lắk) hàng ngày chạy xe ôm công nghệ. Anh Thanh là lao động chính nuôi bố mẹ già mất sức lao động, hai đứa con sẽ lên lớp 4 và lớp 6. Xăng lên giá quá cao như hiện nay ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và thu nhập của người đàn ông này. Vì vậy, khi được hỏi tới việc chuẩn bị cho năm học mới của hai đứa con, anh Thanh nói “chỉ nghe vợ bảo năm nay tiền mua sách vở tăng nhiều lắm, anh ráng làm”. “Vợ nói vậy thì tôi biết vậy, cố lo cho tụi nhỏ đi học chứ biết làm sao nữa” – anh Thanh thở dài. Trong khi đó, chị Lê Ngọc Thúy mưu sinh bằng việc bán rau tại một chợ cóc ở quận Hà Đông cũng đang lo về khoản tiền đầu năm cho hai đứa con – 1 bé lớp 7 và 1 bé lớp 10. “Năm ngoái, bé thứ hai vào lớp 6 chỉ thấy nhà trường thông báo học SGK mới và phải đóng tới hơn 600 nghìn đồng để mua, chứ trước đây ít hơn nhiều. Tiền SGK của bé lớn năm ngoái cũng không nhiều, nhưng năm nay tôi cũng nghe nói lớp 10 sẽ học chương trình mới, giá sẽ cao hơn”. Theo chị Thúy, trước đây tiền mua sách vở đầu năm nhẹ nhàng hơn nhiều, nặng thường là những khoản đóng góp khác. “Nhưng bây giờ cứ mua các loại sách cũng hết tiền triệu, với dân lao động kiếm từng nghìn bạc, đây là khoản không nhỏ”. Không chỉ phụ huynh, nhiều thầy cô giáo cũng bày tỏ sự e ngại khi không ít học sinh không đủ tiền mua sách, nhất là sau dịch Covid vừa qua. Cô T.N, giáo viên tiểu học ở huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) cho hay: “Tôi thấy giá SGK mới khá đắt. Các cô vùng cao vất vả lo từng cái bút, quyển vở, giờ muốn mua những bộ sách mới cũng phải suy nghĩ”. Tuy nhiên, điều cô T.N lo ngại nhất lại là “túi tiền” của phụ huynh sẽ không kham nổi. “Phụ huynh ở đây kinh tế chủ yếu chỉ nhìn vào nương rẫy. SGK cho đến nay vẫn như là tài liệu bắt buộc nên gia đình nào cũng cố mua đầy đủ. Với những nhà có từ 2 con tầm tuổi ăn học thì giá SGK cao như bây giờ rất áp lực với họ” - cô giáo vùng cao bày tỏ. Mới đây, theo báo cáo kết quả kinh doanh, NXB bản Giáo dục Việt Nam - đơn vị có 2 bộ SGK mới là "Kết nối tri thức và cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo" - đã in hơn 164 triệu quyển sách giáo khoa trong năm 2021 – vượt 40% so với kế hoạch. Tổng doanh thu đạt 1.828 tỷ đồng, trong đó trên 97% đến từ hoạt động phát hành sách và phần thiểu số là nguồn thu tài chính. Lãi sau thuế của NXB này là 287 tỷ đồng, cao gấp 250% so với kế hoạch được cơ quan chủ quản là Bộ GD-ĐT tạo giao. Đây là mức lãi cao nhất từ trước đến nay mà NXB này đạt được. Những năm trước, lợi nhuận chỉ từ 120-150 tỷ đồng. Từ năm học 2020-2021, khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1, giá SGK đã cao hơn bộ cũ từ 3-4 lần. Năm nay, giá SGK lớp 3, 7 và 10 cũng cao hơn 2-3 lần so với sách cũ. Lãnh đạo NXB giải thích giá SGK tăng cao do chi phí tăng ở cả bốn yếu tố cấu thành giá bán là số lượng cuốn sách trong một bộ sách, chi phí tổ chức bản thảo, chi phí vật tư và chi phí tiếp thị. Bán SGK như bán bia kèm lạc Vừa qua, tại TP.HCM, một số phụ huynh có con học tiểu học ở quận 12 phản ảnh về việc nhà trường đưa ra danh mục SGK và sách tham khảo cần mua cho năm học 2022-2023. Trong đó, bảng báo giá danh mục SGK và vở bài tập lớp 4 năm học 2022-2023 mà trường phát cho phụ huynh có tổng chi phí lên đến 800.000 đồng (8 cuốn - chương trình hiện hành giá 80.000 đồng, sách tiếng Anh giá 165.000 đồng, còn lại là 10 cuốn sách bài tập, các tài liệu giáo dục an toàn giao thông, tìm hiểu địa lý và lịch sử địa phương TPHCM, Toán và khoa học thông minh, bộ cắt - khâu - thêu dành cho học sinh lớp 4…) Một trường tiểu học ở quận Bình Tân cũng gửi bảng đăng ký mua SGK và đồ dùng học tập tới phụ huynh với bộ SGK và bài tập lớp 2 (21 cuốn) giá 318.000 đồng, sách tiếng Anh Family and Friends (2 quyển bài học và bài tập) kèm 2 bìa bao có giá 160.000 đồng, sách luyện tập Tin học với bìa bao giá 54.000 đồng. Ngoài ra bảng đăng ký còn liệt kê nhiều dụng cụ học tập khác như bìa bao SGK và vở bài tập 45.000 đồng, bộ thực hành Toán lớp 2 giá 237.500 đồng, bộ 8 bìa bao tập 18.000 đồng, 30 nhãn vở giá 10.000 đồng và 10 quyển tập Thiên Long 115.000 đồng... Tổng chi phí là 957.500 đồng. Ngày 1/7, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phải có văn bản yêu cầu giáo viên và cán bộ quản lý các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc phụ huynh mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào. Sở GD-ĐT TP.HCM cũng lưu ý không được lập danh mục, đóng gói bộ SGK kèm sách bài tập, sách tham khảo, đề cương và các tài liệu (ngoài danh mục SGK đã được phê duyệt) để giới thiệu cho học sinh, phụ huynh mua và sử dụng...Sẽ đưa sách giáo khoa vào danh mục Nhà nước định giá
Nghị quyết được Quốc hội thông qua chiều nay (16/6) yêu cầu đưa sách giáo khoa bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, khi sửa đổi Luật giá.