Cuộc chiến smartphone: kẻ thắng,ộcchiếnsmartphonekẻthắngngườithuavànhữngbàihọcđắtgiábxh uzbekistan người thua và những bài học đắt giá (phần 1)
Thận trọng tại những thị trường chưa khai thác
Vào thời điểm mà những tay chơi mạnh hơn nhiệt tình tham gia vào cuộc chiến bằng sáng chế, các nhà sản xuất châu Á lại đứng bên lề và âm thầm xây dựng kho sáng chế của riêng mình, tập trung vào việc gắn các sở hữu trí tuệ của mình vào các tiêu chuẩn viễn thông. Các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc đang rất nghiêm túc tuân theo các quy tắc thương mại công bằng trong cấp quyền sáng chế. Hàn Quốc đã đưa nó thành luật và có hiệu lực vào tháng 12/2015, theo sau đó là Trung Quốc. Thị trường châu Âu và Mỹ đang theo dõi những động thái đó của thị trường châu Á và ấn tượng với sự cân bằng khó khăn giữa duy trì tính cạnh tranh với khuyến khích sự sáng tạo. Tuy nhiên, những nhà sản xuất smartphone này lại liên tục mắc sai lầm như Apple, Google và Samsung đã mắc phải trong những năm đầu. Huawei xuất hiện như một công ty có số bằng sở hữu trí tuệ đáng sợ tại Trung Quốc và thậm chí còn chơi trò chiến lược tại Mỹ. Dù mới chân ướt chân ráo vào thị trường Mỹ, Huawei đã cáo buộc Samsung và T-Mobile vi phạm bản quyền đối với bằng sáng chế 4G-LTE của họ. Tuy nhiên, các quốc gia châu Á có lẽ chưa hiểu được sự cần thiết của việc củng cố quyền sở hữu trí tuệ trên quy mô toàn cầu trước khi bước chân vào một thị trường mới. Đây là một bài học mà các công ty như Xiaomi, Gionee và Lava đã học được với giá đắt tại thị trường Ấn Độ.
Ấn Độ là thị trường tiêu dùng di động lớn thứ hai trên thế giới, một thị trường màu mỡ cho các nhà sản xuất. Dù thiếu sự bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Ấn Độ, các nhà sản xuất smartphone châu Á, đặc biệt là các nước Trung Quốc, đang cố gắng giành lấy thị phần lớn tại quốc gia này. Nguy cơ này sẽ khiến họ phải đối mặt với cơn giận dữ của gã khổng lồ Ericsson. Hãng này đã cáo buộc vi phạm 8 bản quyền sáng chế, gồm cả các sáng chế tiêu chuẩn, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ấn Độ. Ericsson đã thắng lớn, khuyến khích những công ty như Samsung, LG và Sony xem xét việc đăng ký sáng chế và kiếm tiền từ bằng sáng chế tại Ấn Độ.
Microsoft đã bước chân vào cuộc đua máy tính cá nhân từ lâu và thiết lập được một giao diện phổ biến, vững chắc với quyền sở hữu các ứng dụng của Windows. Microsoft bảo vệ con bài then chốt Windows của mình với quyền sở hữu chặt chẽ và mạnh mẽ, không chùn bước trước bất kỳ mối đe dọa nào, kể cả từ Mac. Apple cũng cố gắng đi con đường như vậy khi ra mắt iPhone vào năm 2007. Nó được hỗ trợ với một giao diện đẹp và kho ứng dụng phong phú, nhưng trong môi trường được bảo vệ bản quyền.
Google theo sát trong cuộc đua với chiến lược trên toàn cầu. Nó biến Android thành một nguồn mở, tăng tính linh hoạt khi áp dụng và trở thành lời mời gọi hấp dẫn đối với những ai không thích kho ứng dụng “đặc quyền” của Apple. Android thành công ngay lập tức và chứng minh rằng bảo vệ các sở hữu trí tuệ quá mức có thể giúp các sản phẩm công nghệ cao ra đời ngay cả trong nguồn mở.
Câu chuyện của Microsoft, Apple và Google cho ta thấy, hoạt động trong một môi trường mở hay môi trường được bảo vệ bản quyền không phải là vấn đề, miễn là sản phẩm của bạn xác định và bắn đúng mục tiêu. Các công ty công nghệ đang tấn công vào thị trường công nghệ tổng hợp trong tương lai với Mạng Internet kết nối vạn vật hay những công nghệ tương tự, cần đánh giá rồi đặt chân vào thị trường ngay từ giai đoạn đầu. Gia nhập thị trường sớm giúp họ xây dựng được các sản phẩm chuyên biệt cho người tiêu dùng để mở rộng thị trường. Việc quan trọng không kém là xây dựng một hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh và hiệu quả đối với cac công nghệ cốt lõi. Ví dụ các công ty dự định tấn công vào thị trường Internet kết nối vạn vật nên xây dựng hệ thống bảo vệ sở hữu trí tuệ đối với những công nghệ như giao thức truyền thông, công nghệ cảm ứng và bộ ghi xử lý.
Dự báo những làn sóng công nghệ mới và thích ứng với chúng