Từng có một thời người ta lo lắng việc TV sẽ phát huỷ các mối quan hệ,ôngnghệkhônglàmthayđổitìnhyêket.qua.bong.da.hom.nay ngăn cản sự giao tiếp, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tâm lý... Giờ đây, khi nói về smartphone hẳn nhiều người cũng sẽ có nghi vấn tương tự.
Chúng ta mang smartphone đi chơi, vào phòng tắm, trong công sở và kể cả khi lên giường. Không khó để nhận ra điện thoại, máy tính bảng hay máy tính cá nhân đóng vai trò quan trọng trong quan hệ con người như thế nào.
Tuy nhiên theo nhà nhân học Helen Fisher, tình yêu lại chưa bao giờ bị công nghệ làm thay đổi. Helen cho rằng con người có ba hệ vận hành não riêng biệt cho việc kết đôi và sinh sản: ham muốn tình dục, cảm giác yêu thương mãnh liệt và sợi dây buộc tinh thần chúng ta với bạn tình.
Cả ba thành phần này cùng nhiều phần khác của não sẽ chi phối đời sống tình dục và gia đình. Chúng nằm sâu bên dưới vỏ não, sâu bên dưới hệ viền, là phần điều khiển cũng như tạo ra cảm xúc con người.
"Việc có được người bạn đời là thành tựu lớn, gây tác động tích cực đến toàn bộ hệ thống trên. Điều này đã xuất hiện cùng với con người từ cách đây 4,4 triệu năm, và sẽ không thay đổi dù bạn có vuốt sang trái hay phải khi dùng Tinder", bà Helen cho biết. Ngoài ra, công nghệ cũng không khiến người ta thay đổi việc lựa chọn bạn tình có những đặc điểm giống mình.
Điều mà chúng ta cho là thay đổi chính là bối cảnh của tình yêu ngày nay. Trong thời đại mà smartphone là một trong những biểu tượng rõ nhất của văn hoá tiêu dùng, không chỉ tình yêu, mọi khía cạnh của đời sống đều bị công nghệ chi phối.
Tiến sĩ, chuyên gia tâm lý học Jim Taylor cũng đồng tình quan điểm này. "Nhiều nghiên cứu cho thấy sự đồng cảm đang giảm xuống và tính tự kỷ ngày càng tăng trong giới trẻ ngày nay so với thế hệ trước. Chúng ta không thể hoàn toàn đổ lỗi tất cả cho truyền thông xã hội và công nghệ, song điều này lại diễn ra trùng hợp với sự nổi lên của Internet".
Nếu đã từng xem qua bộ phim Her của đạo diễn Spike Jonze, bạn hẳn sẽ còn ấn tượng hơn nữa với cách mà công nghệ có thể chi phối tình cảm của chúng ta. Bộ phim kể về nhân vật nam chính yêu phần mềm ảo (khá giống Siri trên iPhone) của mình.
Ngoài ra, Her còn xây dựng bối cảnh một thế giới mà máy móc, thiết bị tác động cực kỳ mạnh mẽ đến con người. Chúng có thể là quản lý, người giúp việc, bạn thân, thậm chí là cả người tình.
Bỏ qua việc con người và người máy có thể yêu nhau không, bộ phim đặt ra giả thuyết phần mềm ảo có thể lấp đầy những đứt gãy trong quan hệ giao tiếp của loài người. Những đứt gãy này không chỉ xuất hiện trong phim, đó còn là bối cảnh do mặt trái của công nghệ tạo ra, mà có thể nhìn thấy ở ngay hiện tại.
Công nghệ còn tạo ra một xu hướng mới, mà Helen đặt tên là "mâu thuẫn của chọn lựa". Trong nhiều triệu năm, con người sống theo từng nhóm săn bắt nhỏ và không có nhiều lựa chọn mình sẽ yêu ai trong vô vàn người trên web hẹn hò.
"Trong não bộ con người có một nơi chứa sự lãng mạn, và tự động khoanh vùng các "đối tượng" đặc biệt mà bản thân để ý đến, nhưng sau đó lại bị rơi vào trạng thái gọi là 'quá tải về nhận thức', và rốt cuộc là không chọn ai"
"Tôi cho rằng chính sự quá tải về nhận thức này dẫn đến một kiểu hẹn hò mới gọi là 'yêu chậm'. 'Yêu chậm' khiến chúng ta e dè hôn nhân, vì sợ phải li hôn, sợ những gánh nặng pháp lý, cảm xúc, kinh tế... Vì vậy có thể nói, quan điểm trước đây cho rằng hôn nhân là cột mốc mới trong mối quan hệ dường như chỉ còn rất ít trong suy nghĩ giới trẻ ngày nay", bà Helen nhận định.
Những bước tiến của công nghệ không làm cho bản chất tình yêu thay đổi, mà chỉ đang tạo ra nhiều xu hướng, cách tiếp cận để con người tìm đến nhau.
Bởi ai cũng có nhu cầu tìm một người bạn đời có thể trân trọng, tin tưởng, tâm sự, làm họ cười, luôn dành thời gian bên họ, và tất nhiên cũng có ngoại hình dễ nhìn nữa. Do đó công nghệ, hay bất cứ quyền lực nào cũng không thể thay đổi được những khao khát, hy vọng chính đáng đó từ một tình yêu chân thật.
Theo Zing
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)