Liên minh Five Eyes bao gồm Mỹ,ảynướckêugọidoanhnghiệpcôngnghệcàiđặtcửahậutrênsảnphẩu19 chau au Anh, Canada, Australia và New Zealand. Năm 2018 và 2019, liên minh cũng kêu gọi các hãng công nghệ lớn đồng ý cài cửa hậu (backdoor). Các quan chức chính phủ cho rằng họ đã bị đặt vào thế khó khi doanh nghiệp tích hợp mã hóa đầu cuối (E2EE) trong sản phẩm. Nếu được triển khai đúng, E2EE sẽ giúp người dùng nói chuyện một cách an toàn, dù qua văn bản, âm thanh hay video.
Đại diện từ 7 quốc gia nói trên tranh luận mã hóa E2EE trên các nền tảng công nghệ lớn đã ngăn cản nhà hành pháp điều tra đường dây tội phạm. Không chỉ có vậy, bản thân các hãng cũng không thể thi hành điều khoản dịch vụ của riêng mình. Họ không thể tiếp cận một số cuộc trò chuyện và cung cấp dữ liệu cần thiết cho nhà điều tra.
Theo các quan chức, điều này mang tới “thiên đường” cho hoạt động tội phạm và đe dọa sự an toàn của những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, chẳng hạn trẻ em. Trong thông cáo báo chí, 7 chính phủ kêu gọi các hãng công nghệ hợp tác để tìm ra giải pháp kỹ thuật hợp lý. Chính phủ cam kết làm việc để phát triển giải pháp cho phép người dùng tiếp tục sử dụng phương tiện liên lạc an toàn, bảo mật nhưng đồng thời giúp nhà hành pháp và hãng công nghệ triệt phá hoạt động phi pháp.
Bảy chính phủ không chỉ kêu gọi cài đặt cửa hậu trên các ứng dụng nhắn tin tức thời như Messenger mà còn trên thiết bị, phần mềm được làm riêng và những nền tảng tích hợp khác.
Vào tháng 12/2018, Australia là nước dân chủ lớn đầu tiên giới thiệu luật xử lý mã hóa. Mỹ và châu Âu cũng nỗ lực đưa ra luật tương tự song không thành công, chủ yếu do vấp phải sự phản đối của các hãng công nghệ, tổ chức phi lợi nhuận và công chúng.
Du Lam(Theo ZDN)
Từ khi chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” được triển khai đến nay, số lượng địa chỉ IP nằm trong các mạng máy tính ma (IP Botnet) đã giảm mạnh, từ hơn 2 triệu xuống còn trên 1,3 triệu.