Các mẫu điện thoại nhái theo kiểu dáng iPhone 12 bán trên các trang thương mại điện tử có giá rẻ nhưng bị đánh giá tiêu cực về chất lượng.
Trên trang Lazada,ởhộpiPhoneProMaxgiátrtrênLAZADAvàcáikếketquabong da hom nay ernx… - một gian hàng nước ngoài - rao bán mẫu HHC i12 Pro Max 5G, sử dụng hình ảnh của iPhone 12 Pro Max để quảng cáo.
Sản phẩm này bị đánh giá 3,5/5 sao, nhận nhiều bình luận tiêu cực từ người mua bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Sản phẩm có tên i12 Pro MAX lấy hình ảnh minh hoạ của iPhone 12 Pro Max. (Ảnh chụp màn hình) |
“Không biết điện thoại này ai sản xuất mà nó không giống ai cả. Đang xem YouTube nó muốn tắt lúc nào tuỳ nó. Còn pin mới 100% xem chỉ được 40 phút là hết ngay”, một người bình luận.
“100% hàng nhái… Shop lừa đảo… Không sử dụng được… Đáng vứt vào thùng rác…”, một người khác bình luận bằng tiếng Anh.
Chiếc máy được quảng cáo có màn hình 6,7 inch, chạy Android 10, màn hình FullHD+, bán với giá 3,59 triệu đồng. Một số người đã mua máy nói máy “giống đồ chơi”.
Các bình luận tiêu cực dành cho chiếc điện thoại i12 Pro MAX. (Ảnh chụp màn hình) |
Cũng trên Lazada, một nhà bán nước ngoài khác có tên Dillon... rao mẫu máy IP12 mini 4G 6GB, cách viết khiến người mua dễ liên tưởng đến iPhone 12 Mini. Dù không dùng hình ảnh iPhone nhưng trong bài quảng cáo, hình nền iPhone được sử dụng, màu sắc thương hiệu cũng được làm giống Apple.
Chiếc điện thoại này nhận được đánh giá 3,2/5 sao, với khoảng 24 trang bình luận, có nhiều đánh giá tiêu cực.
Dưới phần bình luận, một số người đã mua hàng cho rằng máy có chất lượng tệ, trầy xước, không giống ảnh quảng cáo, 4 camera không xài được, chất lượng gia công không tốt. “Điện thoại rất tệ mọi người đừng mua”, một người nêu ý kiến về chiếc điện thoại chỉ có giá 823 ngàn đồng.
Máy nhận được bị cho là cũ, trầy xước. (Ảnh chụp màn hình) |
iPhone Pro Max giá 3,5-5 triệu đồng
Các nhà bán hàng nói trên dùng hình ảnh iPhone, bộ nhận diện của Apple nhưng trong phần thông số kỹ thuật vẫn ghi rõ bộ xử lý MTK, có thẻ nhớ và 2 SIM - các dấu hiệu nhận biết không phải điện thoại iPhone.
Ngược lại, một vài nhà bán khác ghi rõ điện thoại iPhone 12 Pro Max Đài Loan, với giá bán siêu rẻ chỉ 3,5-5 triệu đồng.
Chẳng hạn, trên Shopee, gian hàng tongkhogiadung... rao chiếc iPhone 12 Pro Max Đài Loan ghi rõ sử dụng chip Apple A14 Bionic 6 nhân, hệ điều hành iOS 14.3, giá bán 5 triệu đồng.
Cũng chiếc máy tương tự nhưng nhà bán này giảm 30% còn 3,5 triệu, để hệ thống ưu tiên hiển thị cho nhiều người xem hơn. Nhà bán này mới gia nhập sàn thương mại điện tử khoảng 20 ngày.
Một chiếc iPhone 12 Pro Max rao giá chỉ 3,5 triệu đồng. (Ảnh chụp màn hình) |
Trên thực tế, những chiếc máy được rao "iPhone Đài Loan" thường là smartphone Android, sử dụng vỏ giống iPhone. Mặc dù quảng bá là iPhone 12 Pro Max nhưng nhiều nơi ghi rõ máy sử dụng hệ điều hành… Android. Tuy nhiên một số nơi lại giấu các thông tin khiến người dùng nhầm lẫn.
Tất nhiên nếu người dùng có tham khảo sẽ thấy rõ iPhone 12 Pro Max dù hàng cũ cũng khó có giá dưới 20 triệu đồng. Trong khi đó, các máy trong bài này có giá vài triệu đồng, thậm chí chiếc IP12 Mini có giá chỉ hơn 800 ngàn.
Do chính sách kiểm duyệt khá gắt của các sàn thương mại điện tử nên các dạng hàng hoá nói trên xuất hiện thưa thớt. Tuy nhiên trên các website tự tạo, hàng giả nhái xuất hiện khá nhiều.
Khi tìm kiếm iPhone 12 Pro Max hàng Đài Loan, rất nhiều website của cửa hàng tư nhân hiện ra, với giá bán rất rẻ. Một số cửa hàng ghi rõ máy “Đài Loan”, sử dụng chip MediaTek, hệ điều hành Android, tuy nhiên một số khác bỏ qua các thông tin trên nhằm gây hiểu lầm cho người dùng.
Tại Việt Nam, các sàn thương mại điện tử dùng nhiều biện pháp, cả con người lẫn hệ thống công nghệ để rà soát hàng giả, nhái. Tuy nhiên các nhà bán vẫn thường tìm cách lách bộ phận kiểm duyệt. Tình trạng hàng giả, nhái của mặt hàng điện tử, điện thoại đã giảm so với trước, tuy nhiên một số gian hàng - đặc biệt gian hàng mới - vẫn lén lút mở bán.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái không chỉ có tại Việt Nam mà là chuyện đau đầu của toàn thế giới. Một số chính phủ đang xem xét gia tăng trách nhiệm lên các sàn thương mại điện tử, nhất là việc bán hàng giả từ nhà bán nước ngoài.
Cụ thể, hồi tháng 2 năm ngoái, cựu tổng thống Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp nhằm ngăn chặn việc bán hàng giả từ nước ngoài cho các công dân Hoa Kỳ mua sắm trực tuyến bằng Amazon.com, Walmart.com hoặc các trang web thương mại điện tử khác. Phía chính phủ Mỹ yêu cầu Amazon, Walmart và các trang thực hiện các chính sách để đảm bảo hàng hóa họ bán là an toàn và hợp pháp.
Tại Việt Nam, Bộ Công thương đang lấy ý kiến đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT.
Trong đó, sẽ tăng cường nghĩa vụ của chủ sở hữu các sàn giao dịch TMĐT về kiểm soát, sàng lọc thông tin, ràng buộc trách nhiệm của chủ thể này với những giao dịch được tiến hành trên sàn từ người bán nước ngoài.
Thiên Phúc
95 trang mua sắm trực tuyến tại Việt Nam bị đóng do buôn bán hàng giả, chỉ tính riêng ngành hàng vật tư in ấn của một hãng.
(责任编辑:Cúp C2)