Theẻmắcbệnhtaychânmiệngdochủti le keo malaio Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, số ca mắc tay chân miệngđang ngày càng tăng, trung bình cả nước ghi nhận 350 ca/tuần phải nhập viện, trong đó 10% số bệnh nhi cần phải sử dụng thuốc đặc trị Immunoglobulin.
Bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. 90% ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Trong đó, chủng EV71 gây bệnh cảnh nặng và dễ biến chứng hơn. Nếu trẻ biến chứng không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tử vong.
Tại nước ta, ca nhiễm chủng EV71 đang gia tăng. Theo Cục Y tế dự phòng, nếu đầu tháng 4, số ca mắc chiếm khoảng 6% trong các mẫu xét nghiệm, đến đầu tháng 6, tỷ lệ dương tính với chủng EV71 đã tăng lên 40%.
Ngoài tay chân miệng, Giáo sư Lân cho biết hiện các bệnh truyền nhiễm tiếp tục gia tăng. Điển hình, sốt xuất huyết cứ 10 năm lại tăng gấp đôi và vẫn tiếp tục gia tăng, trở thành một trong những vấn đề y tế công cộng trên toàn thế giới.
Bên cạnh các bệnh truyền nhiễm đang lưu hành tại Việt Nam, nước ta còn có các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguy cơ xâm nhập trên thế giới vào Việt Nam.
Đối với bệnh truyền nhiễm, công tác phòng dịch rất quan trọng. Sốt xuất huyết hay tay chân miệng do chưa có vắc xin phòng bệnh nên người dân chủ động phòng bệnh từ chính gia đình.
Giáo sư Lân cho biết bệnh tay chân miệng phòng tốt nhất là quản lý chặt vấn đề vệ sinh đồ chơi cho trẻ, giữ sạch bát đĩa cho trẻ trong bữa ăn, cùng đó luôn giữ tay sạch cho trẻ. Người trông giữ trẻ cũng cần giữ bàn tay sạch, vệ sinh tay thường xuyên để tránh làm nguồn lây bệnh.
Mỗi tuần mỗi gia đình dành ra 10 phút để kiểm tra, phát hiện và loại trừ các ổ loăng quăng, bọ gậy… để bệnh sốt huyết không có cơ hội bùng phát.
Khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần theo dõi các dấu hiêu nặng cần cho trẻ nhập viện: Trẻ sốt > 39 độ, nôn nhiều, giật mình. Trẻ có biểu hiện quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ hay ngủ gà, lơ mơ. Trẻ run chân tay, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng. Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh. Về hô hấp, trẻ thở nhanh, thở bất thường, ngưng thở, rút lõm ngực, khò khè. |