- Thực tế giáo dục của nước ta cho thấy tính sáng tạo trong dạy học chưa được khuyến khích,áoviênđừngnôlệsáchgiávô địch tây ban nha thậm chí còn bị cản trở do những quan niệm và cách hành xử không phù hợp với bản chất của hoạt động dạy học.
Sáng tạo trong dạy học là gì?
Sáng tạo trong dạy học là việc giáo viên sử dụng trí tưởng tượng của chính mình để làm cho quá trình học của người học trở nên thú vị, sinh động và hiệu quả hơn bằng việc thiết kế và tổ chức thực hiện những hoạt động học mới lạ với học sinh nhưng lại phù hợp với khả năng tiếp thu và phương pháp tư duy của họ nhằm đạt được hiệu quả học tập cao nhất của giờ dạy.
Sáng tạo có thể được coi như một hoạt động giải quyết vấn đề và tính tự giác thay đổi lối tư duy lối mòn về hoạt động dạy và học, về vai trò của người dạy và của người học.
Đừng để học sinh "thân thể trong lao, tinh thần ngoài lao"
Nói đúng ra thì sáng tạo là một yêu cầu đối với tất cả các nghề,các hoạt động của con người, nhưng với bản chất và mục đích đặc thù của hoạt động dạy học, sáng tạo là yêu cầu cao nhất.
Mặc dù hoạt động học của học sinh không hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động dạy của người thầy nhưng không có người thầy sáng tạo thì khó có thể có người học sáng tạo.
Hơn nữa, mỗi học sinh trong lớp học là một thực thể sinh học và xã hội có vốn sống, nhu cầu học tập, kinh nghiệm và phương pháp học tập, phương pháp tư duy, năng lực nhận thức, khả năng lĩnh hội tri thức mới, v.v. khác với những học sinh khác trong cùng một lớp.
Do vậy nếu cách dạy rập khuôn, cứng nhắc theo kiểu nô lệ của sách giáo khoa và giáo án thì giờ dạy sẽ không bao giờ có hiệu quả vì nó không đáp ứng được sự khác biệt ở người học.
Điều quan trọng hơn là trong mỗi giờ dạy đều có những yếu tố bất ngờ xảy ra nằm ngoài mọi dự đoán của giáo viên và nhiều những điều bất ngờ đó nếu nếu giáo viên biết khai thác sẽ tạo ra những cơ hội học tập tuyệt vời cho người học.
Khi đi dự giờ của giáo viên, tôi nhận thấy nhiều giáo viên chỉ chú ý đến "diễn" hơn là dạy, chỉ quan tâm đến việc dạy cho hết nội dung sách giáo khoa theo chương trình và giáo án chứ không quan tâm đến chất lượng học của học sinh trong giờ dạy. Nói cách khác là giáo viên "dạy sách giáo khoa" chứ không phải "dạy học sinh".
Hệ quả là nhiều học sinh ngồi học trong lớp theo kiểu “thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”.
2 yếu tố cốt lõi của giáo viên
Khó có thể đưa ra được một câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi này vì bản chất của hoạt động dạy và học là những hoạt động phức hợp, bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau.
Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là kỹ năng sư phạm và nhận thức của giáo viên là hai yếu tố cốt lõi.
Giáo viên phải có những kỹ năng nhận biết và xử lý các tình huống bất ngờ trong giờ dạy để có thể điều chỉnh những nội dung trong sách giáo khoa và giáo án một cách linh hoạt.
Đồng thời, giáo viên phải có đủ bản lĩnh và năng lực để "mạo hiểm" một cách hợp lý với những ý tưởng giảng dạy mới nảy sinh từ "ngẫu hứng" nằm ngoài ý định ban đầu khi soạn giáo án.
Căn cứ vào kết quả quan sát thái độ và hiệu quả học tập của học sinh và thậm chí lấy ý kiến của học sinh, giáo viên lại tiếp tục điều chỉnh những ý tưởng mới trong cách dạy của mình để làm sao ngoài những phần ổn định của giờ học, mỗi giờ học đều có một chút mới, một chút bất ngờ nhằm làm cho giờ học thú vị hơn đối với người học.
Những kỹ năng và nhận thức trên đây chỉ có thể phát triển được bằng sự tự giác của giáo viên và sự tự giác này phụ thuộc vào phương thức quản lý và đánh giá giờ dạy.
Bỏ áp đặt, giáo điều với giáo viên
Thiếu những phương thức và tiêu chí đánh giá giờ dạy phù hợp và khoa học thì hoạt động dạy của giáo viên dễ mang tính hình thức, khô cứng và mất đi bản chất vị người học.
Dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật.
Phần khoa học của hoạt động dạy được truyền thụ từ các chuyên gia giáo dục qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng hay tự bồi dưỡng của giáo viên bằng cách tham khảo tài liệu chuyên môn.
Nhưng tính nghệ thuật của dạy học chỉ có thể được phát triển từ thực tế kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên thông qua sự phản tỉnh hay chiêm nghiệm của từng cá nhân giáo viên.
Khi có sự tương tác giữa hai bình diện này của hoạt động dạy học, dạy học sẽ trở nên sáng tạo và mang lại hiệu quả học tập của người học cao hơn.
Để sự tương tác đó xảy ra, sự khuyến khích, động viên và hỗ trợ đối với giáo viên từ phía các nhà quản lý có vai trò quyết định.
Nếu giáo viên vẫn tiếp tục phải dạy theo sách giáo khoa và giáo án một cách máy móc, nếu giáo viên vẫn phải dạy theo ý muốn áp đặt của cán bộ quản lý và những người có quyền đánh giá giờ dạy của họ thì sẽ không có sáng tạo trong dạy học.
Việc đánh giá chất lượng và hiệu quả giờ dạy của giáo viên phải căn cứ vào sự sáng tạo của giáo viên mang lại hiệu quả học của học sinh trong giờ học chứ không phải theo những tiêu chí chủ quan của người đánh giá hay dựa theo những tiêu chí giáo điều của một phương pháp dạy học nào đó đang thịnh hành.
Không có phương pháp dạy học nào phù hợp và có hiệu quả với mọi đối tượng người học trong mọi điều kiện dạy và học.
Phương pháp giảng dạy tốt nhất là phương pháp mang lại hiệu quả học tập cao nhất.
Những yêu cầu về giấy tờ, sổ sách, họp hành không giúp giáo viên nâng cao chất lượng giờ dạy cần dứt khoát phải loại bỏ để giáo viên có thời gian suy nghĩ tìm tòi những cách dạy mới sáng tạo.
Đồng thời, giáo viên cũng cần được đánh giá thường niên theo những đổi mới sáng tạo trong dạy học và hiệu quả của những đổi mới sáng tạo đó.
Lê Văn Canh (ĐHQG Hà Nội)
"Giáo dục Mới: Người đi sau không thể phủ nhận người đi trước"
TS Nguyễn Thụy Phương nhìn nhận như vậy về mối liên hệ giữa những nhà tiên phong thể nghiệm giáo dục mới ở Việt Nam những năm 1940 với các xu hướng giáo dục đang phát triển từ năm 2000.