TheôdâungoạikhẳngđịnhmìnhxóađịnhkiếnxãhộiHànQuốvao roi bong dao BBC, Chính phủ Hàn Quốc từ những năm 1990 đã ban hành các chính sách khuyến khích đàn ông, ban đầu là những người độc thân sống ở nông thôn, kết hôn với phụ nữ nước ngoài. Tuy nhiên, cuộc sống của những “cô dâu ngoại” không phải lúc nào cũng dễ dàng. Không chỉ gặp rào cản về ngôn ngữ, họ còn phải đối mặt với sự kỳ thị, thậm chí bị bạo hành, ngược đãi.
Bất chấp những nghịch cảnh trên, nhiều người trong số họ vẫn nỗ lực khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội Hàn Quốc.
Vượt qua định kiến sắc tộc
Samjhana Rai lần đầu gặp chồng tương lai trong một buổi hẹn hò giấu mặt do dì của cô sắp xếp ở Nepal. Hai người bàn chuyện cưới hỏi chỉ trong vòng 3 ngày, rồi chuyển về Hàn Quốc. Samjhana cho biết, việc nhiều thanh niên Nepal muốn ra nước ngoài để kết hôn hoặc tìm việc làm vốn không hiếm, vì cơ hội để họ làm được điều này trong nước thường rất hạn chế.
Samjhana Rai (ngoài cùng bên phải) cùng các bạn đại học của cô ở Nepal |
11 năm trôi qua, Samjhana, giờ có tên gọi mới là Kim Hana sau khi nhập tịch, đã trở thành một trong số ít người không phải gốc Hàn Quốc được phục vụ trong lực lượng cảnh sát của nước này.
"Có thể một số người nghĩ rằng tôi không đủ giỏi nếu so với một đồng nghiệp người Hàn Quốc, nhưng tôi không có thời gian để suy nghĩ về điều đó", nữ cảnh sát 31 tuổi chia sẻ với hãng tin BBC. "Một khi đã mặc quân phục và giắt súng vào thắt lưng, tôi không nghĩ bất kỳ ai sẽ gặp vấn đề với việc tôi trông không giống người Hàn Quốc”.
Cô hiện là sĩ quan phụ trách đối ngoại, công việc giúp cô đóng vai trò cầu nối giữa các cộng đồng người Nepal và Hàn Quốc.
Theo thống kê từ Trung tâm Hỗ trợ gia đình đa văn hóa do Chính phủ Hàn Quốc điều hành, số phụ nữ nước ngoài kết hôn với đàn ông Hàn Quốc đã tăng hơn gấp đôi trong những năm gần đây, từ 120.110 người vào năm 2007 lên 287.298 người vào năm 2019.
Tuy nhiên, tâm lý phân biệt đối xử, thậm chí có những định kiến cho rằng các cô vợ nhập cư giống như “món hàng” bị “bán” cho chồng mình, vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ người Hàn Quốc.
Samjhana Rai giờ có tên Hàn Quốc là Kim Hana, và trở thành một sĩ quan cảnh sát |
Dù vậy, những người như cô đã phần nào cởi bỏ những định kiến trên. Bản thân cô cũng cảm thấy xã hội Hàn Quốc đã có nhiều tiến bộ trong việc hòa nhập hơn với người dân thuộc các nền văn hóa khác. “Giờ đây, Hàn Quốc có một cộng đồng người nước ngoài lớn, và tôi đã gặp rất nhiều người thuộc nhiều sắc tộc khác nhau trong công việc của mình”, cô cho biết.
Đấu tranh vì quyền lợi của lao động nhập cư
Won Ok Kum (tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Cầm) lần đầu gặp người chồng Hàn Quốc tại một công trường xây dựng ở Việt Nam, nơi cô đang làm phiên dịch viên. Họ chính thức kết hôn và quay trở lại Hàn Quốc vào năm 1997.
Sau hơn 20 năm sinh sống tại Hàn Quốc, cô đã có bằng Thạc sĩ quản trị luật và từng có thời gian giữ chức Thị trưởng danh dự của Seoul. Thậm chí vào năm ngoái, cô còn trở thành một trong số ít người không phải gốc Hàn Quốc ra tranh cử chức nghị sĩ quốc hội.
Dù thất cử, Won Ok Kum vẫn tiếp tục vận động cho việc thông qua một đạo luật tăng cường giám sát tình trạng phân biệt đối xử đối với người lao động nhập cư. Bước ngoặt này đã đến với cô sau một lần giúp đỡ một nhóm lao động người Việt bị bắt vì tham gia đình công, đòi cải thiện điều kiện lao động của mình.
“Trước kia, tôi chưa bao giờ tưởng tượng đến việc có thể đưa những người có chức quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, Won chia sẻ. “Nhưng khi chứng kiến những người lao động này thắng kiện, tôi nhận ra ở Hàn Quốc, chúng tôi vẫn có thể tạo ra sự thay đổi thực sự”.
Won Ok Kum được bầu làm Thị trưởng danh dự của Seoul vào năm 2016. Ảnh: Won Ok Kum |
Dù vậy, Won Ok Kum cho biết cô vẫn gặp phải nhiều trở ngại. Như gần đây, khi cố gắng giúp những người lao động nhập cư được gia hạn thị thực, một nhân viên di trú đã từ chối nói chuyện với cô một cách lịch sự. "Nếu tôi bị đối xử như vậy, thì hãy tưởng tượng xem những người lao động nhập cư khác còn bị đối xử như thế nào", Won cho biết.
Nỗ lực vì tương lai con trẻ
Khi Kyla đến Seoul từ Philippines vào năm 1999 ở tuổi 24, cô không thể giao tiếp với người chồng Hàn Quốc của mình. Cô cũng chưa từng ra nước ngoài và đây cũng là mối quan hệ tình cảm đầu tiên của cô.
Hôn nhân của họ đổ vỡ chỉ sau vài năm. Chồng của Kyla trở nên nghiện rượu và sau đó đã rời bỏ gia đình, ngưng chu cấp tài chính cho cô và 3 đứa con. Bị bỏ rơi và không nơi nương tựa, Kyla buộc phải tự kiếm sống bằng nghề giáo viên. "Tôi có thể làm việc trong nhiều giờ đồng hồ. Nhưng đôi lúc tôi vẫn không có đủ tiền để trang trải toàn bộ chi phí sinh hoạt gia đình vào thời điểm đó", cô nhớ lại.
Hiện tại, Kyla đã chuyển sang làm cố vấn cho những người vợ nước ngoài tại Hàn Quốc, đồng thời làm phiên dịch cho cảnh sát và các dịch vụ hỗ trợ người nhập cư khác. Cô thường nói với các khách hàng của mình rằng, họ không chỉ cần phải hòa hợp với một gia đình, mà còn là cả một nền văn hóa.
Tuy nhiên, Kyla cũng cho biết sự hỗ trợ của các trung tâm đa văn hóa, hiện ngày càng thu hút cả các đối tượng nam giới ở Hàn Quốc, trở nên hữu ích đối với các cô vợ nước ngoài. “Đàn ông Hàn Quốc đã được giáo dục về ý nghĩa của một gia đình đa văn hóa. Đó là điều trước kia chưa từng xảy ra", cô chia sẻ.
Trước mắt, Kyla mong các con mình có cơ hội được phát triển như những đứa trẻ Hàn Quốc khác. Con trai cả của cô đang phục vụ trong hải quân Hàn Quốc, người con trai thứ làm việc ở một công ty công nghệ thông tin, và người con gái còn lại thì đang được đào tạo để trở thành ngôi sao K-Pop. "Tôi đã làm tất cả những gì có thể để giúp các con tôi được phát triển", Kyla chia sẻ.
Việt Anh
Nhiều tranh cãi đang nổi lên ở Hàn Quốc xung quanh vấn đề bắt buộc nữ giới tham gia nghĩa vụ quân sự để đối phó với tình trạng suy giảm số lượng binh sĩ.