Phần mềm Fsecure có thể chống được mã độc Wannacry đang tấn công mã hóa dữ liệu để đòi tiền chuộc những người dùng Windows. F-Secure đồng thời còn rất hữu ích khi chống nghe lén và diệt virus trên cả smartphone.
Vào ngày 12/5/2017 rất nhiều tổ chức trên thế giới đã bị tấn công Ransomware được gọi là WannaCry. TheếncáochốngmãđộcWannacrytừkeo bong da.como ghi nhận đã có trên 90 nước chịu ảnh hưởng bới mã độc đòi tiền chuộc có tên Wannacry, trong đó có Việt Nam. Theo nghiên cứu mới nhất của các công ty bảo mật, tại Việt Nam hiện có tới 52% máy tính tồn tại lỗ hổng EternalBlue. Đây là lỗ hổng đang bị mã độc mã hóa tống tiền WannaCry khai thác để tấn công, mã hóa dữ liệu của người dùng trên toàn cầu.
Khuyến cáo các máy tính sử dụng HĐH Windows, đặc biệt các máy không bản quyền sử dụng phần mềm diệt virus chính hãng.
Theo phân tích của các chuyên gia bảo mật, bản chất WannaCry là một đoạn code sâu, nó không phải virus vì virus sẽ khác. WannaCry nhắm đến các máy tính dùng Windows đời cũ như Windows XP. Những phiên bản Windows mới như Windows 10 mà cập nhật có bản quyền thường xuyên thì WannaCry không tấn công được. WannaCry không tấn công như bình thường bởi nó đánh vào file mà Microsoft gửi tương tác tự động, Server Message Block. Phương thức tấn công của WannaCry rất thông minh khi nhắm tới đối tượng chính là người dùng Windows không bản quyền bởi số lượng người dùng Windows trên thế giới và đặc biệt là tại Việt Nam tỷ lệ này rất cao. Thực tế, các bản vá lỗi của Microsoft cho Windows đã phát hành cho cả các phiên bản cũ, nhưng chỉ update được cho Windows có bản quyền. Đó chính là nguyên nhân mà WannaCry có thể lây lan trên thế giới nhanh đến vậy.
Theo phân tích của các chuyên gia bảo mật của VNPT VinaPhone, các loại virus thông thường khi xâm nhập vào máy tính của người dùng nó sẽ xóa, đăng xuất hoặc ẩn các file chứa trong máy tính. Thế nhưng, tư duy tấn công của WannaCry lại khác. Khi tiến hành một vài mẫu thử tại Việt Nam cho thấy WannaCry nó chỉ quét các file ảnh mà không động đến các file khác như Word, Excel, video. Khi đó chỉ hiện thị các Icon của file ảnh, nhưng khi bấm vào thì sẽ hiện pop-up báo khách hàng phải chuyển 3.000 USD bằng bitcoin (tiền ảo), nếu không những bức ảnh này sẽ bị đưa lên mạng. Rất nhiều người không nhớ mình đã lưu trữ những bức ảnh gì trên máy tính trong đó có ảnh “nhạy cảm” gì không nên khả năng phải trả tiền chuộc là rất cao. Các chuyên gia bảo mật cho rằng, rất có thể WannaCry cũng sẽ nhắm đến cả các file khác như Word, Excel. Thực tế trên thế giới cho thấy việc mở mã hóa những tập dữ liệu bị mã hóa này gần như là không thể. Và như vậy nếu người dùng không trả tiền thì cũng đồng nghĩa với việc bị mất dữ liệu đã bị mã hóa.
Theo thông tin phân tích, WannaCry bùng phát tại Việt Nam vì nó phát tán hàng loạt email dưới dạng quảng cáo làm SEO miễn phí hoặc các kiểu buôn bán thương mại điện tử, khuyến mãi để dụ người dùng dùng bấm vào xem và bị lây nhiễm mã độc. Các chuyên gia bảo mật của VNPT VinaPhone cho rằng những người dùng cũng không nên quá lo lắng trước mã độc này nếu có biện pháp phòng chống và đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”.
VNPT VinaPhone đưa ra khuyến cáo người nên phòng chống bằng cách cài đặt phần mềm diệt virus F-Secure của Phần Lan. Đây là một trong 10 phần mềm diệt virus tốt nhất thế giới. F-Secure sẽ lọc tất cả các tập tin từ máy tính chuyển qua mạng Internet, hoặc bất kỳ khi nào người dùng cắm USB vào máy tính. Đây gọi là bảo vệ máy tính theo thời gian thực (real time protection). Khi mà mã độc bật đoạn code có chứa chương trình đó thì phần mềm ngay lập tức nhận diện được và khóa lại ngay. Vì vậy, người dùng máy tính sẽ an toàn trước mã độc WannaCry cũng như nhiều mã độc khác.
Theo phân tích hàng vi khách hàng, rất nhiều người dùng máy tính lo ngại khi cài phần mềm diệt virus sẽ làm chậm tốc độ máy tính. Thế nhưng, phần mềm F-Secure đã loại bỏ được sự lo lắng này khi bảo vệ máy tính hiệu quả của khách hàng mà vẫn đảm bảo tốc độ cho máy tính. Đó chính là những ưu điểm mà VNPT – VinaPhone lựa chọn phần mềm này để bảo vệ cho khách hàng sử dụng dịch vụ Inernet cáp quang băng rộng Fiber VNN.