Theườitiêudùngkiệncửahàngbánlẻsửdụngcôngnghệnhậndiệnkhuônmặty le keo nhà caio đó, trong đơn khiếu nại gửi lên Văn phòng Uỷ viên thông tin (OAIC), Hiệp hội người tiêu dùng Úc (CHOICE) cho biết việc sử dụng công nghệ tại chuỗi cửa hàng: thiết bị gia dụng The Good Guys (công ty JB Hi-fi), thiết bị phần cứng Bunnings và nhà bán lẻ Kmart (cả 2 đều thuộc sở hữu của Wesfarmer Ltd) là không chính đáng và vi phạm luật quyền riêng tư. CHOICE là tổ chức thường xuyên đóng góp ý kiến với chính phủ liên quan các vấn đề của người tiêu dùng, chẳng hạn như góp phần thúc đẩy lệnh cấm lưu hành các sản phẩm tài chính rủi ro. Cố vấn chính sách của Hiệp hội, Amy Pereira cho biết công nghệ nhận dạng khuôn mặt mang lại “rủi ro đáng kể cho các cá nhân”, trong đó “xâm phạm quyền riêng tư, nguy cơ nhận dạng sai, lập hồ sơ trái phép và phân biệt đối xử, cũng như dễ dàng trở thành mục tiêu của tội phạm mạng đánh cắp dữ liệu và danh tính”. Bất kỳ cuộc điều tra nào được tiến hành liên quan 3 chuỗi cửa hàng bán lẻ, cũng sẽ là động thái mạnh mẽ nhất của Úc đối với công nghệ nhận diện khuôn mặt, dù OAIC từng xem xét vấn đề này trước đó. Năm 2021, cơ quan này đã yêu cầu chuỗi 7-Eleven tại Úc huỷ tất cả “chứng cứ khuôn mặt – faceprint” thu thập tại 700 cửa hàng tiện lợi. OAIC cũng ra lệnh cho nhà phát triển Clearview AI, công ty phần mềm Mỹ sử dụng hình ảnh từ mạng xã hội để lập các hồ sơ cá nhân, phải phá bỏ dữ liệu và dừng hoạt động tại nước này. Ba chuỗi cửa hàng bị nêu tên thuộc nhóm những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực bán lẻ tại đất nước “Chuột túi”, có hơn 800 cửa hàng và doanh số 17 tỷ USD vào năm ngoái. Theo Hiệp hội người tiêu dùng, 3 chuỗi cửa hàng đã thu thập thông tin cá nhân, dữ liệu nhạy cảm của khách hàng mà không có sự đồng ý và không nêu rõ ràng hoạt động này trong chính sách công khai. Một số cửa hàng có treo biển cảnh báo người mua về công nghệ nhận diện khuôn mặt, nhưng “sự im lặng của khách hàng không thể coi là sự đồng thuận” do ở nhiều nơi, người tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác để mua sắm. Vinh Ngô |