"Không,ônghệthốngphòngthủnàochặnđượctênlửbxh giai tbn không, hoàn toàn không. Không có gì có thể ngăn được hệ thống tên lửa Oreshnik",chuyên gia công nghệ tên lửa hàng đầu của Mỹ, giáo sư danh dự về Khoa học, Công nghệ và Chính sách An ninh Quốc gia nghỉ hưu của MIT Theodore Postol nhấn mạnh.
Ông Theodore Postol bác những tuyên bố hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có, bao gồm Aegis, Aegis Ashore, THAAD, Patriot và Iron Dome có thể ngăn chặn Oreshnik.
Phản bác lại những lập luận cho rằng hệ thống tên lửa Oreshnik vốn sử dụng công nghệ lỗi thời trước đây của Moskva, chuyên gia Theodore Postol nói: "Bất kỳ ai đưa ra tuyên bố đó đều không biết gì hoặc họ chỉ đang nói dối. Những tuyên bố này đều được đưa ra bởi những chính trị gia không biết gì về tên lửa Oreshnik và những tên lửa khác".
Theo chuyên gia Theodore Postol, "đây là hệ thống sử dụng công nghệ rất tiên tiến". Hệ thống Aegis, THAAD, Patriot và Iron Dome"có khiếm khuyết cơ bản, do đó chúng thậm chí không thể chống lại tên lửa đạn đạo tiêu chuẩn, chứ đừng nói đến thứ tinh vi như hệ thống Oreshnik".
Hôm 21/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Mỹ và đồng minh NATO cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa có độ chính xác cao trước khi tên lửa của hai quốc gia này tấn công cơ sở quân sự của Nga ở vùng biên giới Kursk và Bryansk.
Nga trả đũa bằng cách phóng tên lửa đạn đạo tầm trung siêu thanh Oreshnik mới nhất có tải trọng phi hạt nhân vào nhà máy quốc phòng của Ukraine ở Dnipro. Nhà lãnh đạo Nga cảnh báo lập trường khiêu khích của phương Tây có thể dẫn đến hậu quả lớn trong trường hợp leo thang hơn nữa.
Ông Vladimir Putin cũng tuyên bố không có hệ thống nào sở hữu khả năng chống lại các loại vũ khí như vậy. Hệ thống phòng không toàn cầu hiện có và hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu không thể đánh chặn tên lửa này.
Ngoài ra, Moskva liên tục cảnh báo nhắm mục tiêu vào cuộc thử nghiệm tên lửa tiếp theo dựa trên mối đe dọa đối với an ninh của Nga.
评论专区