Công nghệ thông tin nằm trong top 3 ngành giảm nhân sự nhanh nhất_tỷ số bóng đá ba lan
作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 12:50:11 评论数:
Xu hướng đảo chiều sau giai đoạn bùng nổ tuyển dụng IT
Thông tin đáng quan ngại nêu trên vừa được công bố tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ số đáp ứng nhu cầu thị trường” do Cục Công nghiệp công nghệ thông tinvà truyền thông (Bộ TT&TT) phối hợp với Câu lạc bộ các khoa – trường – viện công nghệ thông tin và truyền thông (FISU) và Hội Tin học Việt Nam tổ chức sáng 29/11/2023 ở Hà Nội.
Phân tích thị trường lao động công nghệ thông tin năm 2023, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin – truyền thông cho biết: Trên thế giới, công nghệ thông tin là 1 trong 3 ngành giảm nhân sự nhanh nhất trong 5 năm qua, với mức 23% (theo Talent Net).
Từ cuối 2022 đến nay, đã có 380.000 lao động IT mất việc, chiếm 1,9% nhân sự toàn cầu. Trong đó, đáng chú ý, Meta cắt giảm 20.000 việc làm, Alphabet – “công ty mẹ” của Google cắt 12.000 (6%), Microsoft cắt 10.000 trong 3 tháng đầu năm nay.
Việt Nam cũng ghi nhận xu hướng đảo chiều sau giai đoạn bùng nổ tuyển dụng IT. Công nghệ thông tin là 1 trong 3 ngành giảm nhân sự nhanh nhất 3 năm qua. Doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ cắt giảm nhân sự ngành này cao nhất (22,2%), trong khi 14,7% doanh nghiệp ở Hà Nội giảm lương, thưởng. Những công ty dưới 100 người có tỷ lệ sa thải nhiều nhất.
“Các doanh nghiệp khó tính hơn trong lúc tuyển đầu vào, dẫn đến khó khăn cho nhân sự IT trong tìm việc mới. Rất nhiều nhân sự IT thiếu kỹ năng mềm và ngoại ngữ. Nhiều người quen được săn đón, đến khi rơi vào tình trạng phải đi tìm việc thì lúng túng, không hiểu thị trường, không biết mức lương mình kỳ vọng có cao quá hay không, có thực tế hay không. Tư duy thiếu linh hoạt dẫn tới việc khi cân nhắc cơ hội và thách thức luôn thấy thách thức nhiều hơn cơ hội, thiếu tự tin chuyển sang công việc mới, vị trí mới”, bà Nguyễn Thị Thu Giang, đại diện Công ty Navigos lưu ý.
Cơ hội lớn cho những người có kỹ năng, kiến thức AI
“Hôm vừa rồi, chúng tôi tuyển dụng cho 1 doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực AI (trí tuệ nhân tạo). Họ rất quan tâm việc tuyển sinh viên mới ra trường, có kinh nghiệm 1 – 2 năm đổ lại, sẵn sàng đưa ra mức lương hấp dẫn, cao gấp 2 – 3 lần mức lương hiện tại của sinh viên mới ra trường; sẵn sàng đưa ra nước ngoài đào tạo, sau đó đưa về Việt Nam làm việc. Hy vọng tương lai sẽ có nhiều đơn vị như vậy vào Việt Nam hơn”, bà Giang nêu một điểm sáng trong “bức tranh” nhân lực công nghệ số.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Đào tạo và Công nghệ, Công ty Cổ phần MISA cũng đồng quan điểm: “Sinh viên có kỹ năng, kiến thức về AI, biết cách sử dụng công cụ AI chắc chắn sẽ có khả năng được tuyển dụng, phát triển tốt hơn những người khác” và không quên nhắc lại một câu nói rất hay “AI không lấy đi công việc của bạn, nhưng những người biết sử dụng AI có thể là người lấy đi công việc của bạn”.
Nhìn về tương lai, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Quan hệ khách hàng Udemi Business tại Việt Nam dẫn nguồn Báo cáo Nghề nghiệp tương lai năm 2023 (Future of Jobs Report 2023) của Diễn đàn Kinh tế thế giới: 44% các kỹ năng cốt lõi của người lao động hiện tại sẽ thay đổi trong 5 năm tới.
Những công việc cần máy móc thay thế con người sẽ tăng từ 34% năm 2022 lên 43% vào năm 2027. Các công việc hiện tại của người lao động sẽ thay đổi nhiều do sự xuất hiện của AI. Dự kiến vào năm 2017, 6/10 người lao động sẽ cần phải đào tạo lại.
Bàn về giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ số đáp ứng nhu cầu thị trường, Phó giáo sư – Tiến sĩ Phùng Trung Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên khuyến nghị: “Đào tạo liên ngành trên nền tảng công nghệ thông tin – truyền thông (ICT) trong các cơ sở giáo dục đại học có thể được xem là một giải pháp góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực số”.
Vì thế, cần có các chương trình đầu tư trọng điểm cấp quốc gia hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học phát triển và triển khai thành công các chương trình đào tạo liên ngành trên nền tảng ICT đáp ứng nhu cầu nhân lực số theo quy hoạch phát triển kinh tế vùng miền của quốc gia.
Các bộ, ban, ngành, các hiệp hội nghề nghiệp nên có các chương trình hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học kết nối và tiếp cận với các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số để điều chỉnh các chương trình đào tạo hiện tại, xây dựng các chương trình đào tạo mới đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ số trong xu hướng toàn cầu hóa nguồn nhân lực.
Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực số có trình độ cao cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, chia sẻ nguồn lực trong quá trình tổ chức đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực từ các cơ sở giáo dục đại học.